Túi ni lông: Từ thói quen thành thảm họa môi trường

Việc lạm dụng, sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni lông khó phân hủy hay sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.

Việt Nam nằm trong số 20 quốc gia ở top đầu có lượng rác thải nhựa ra biển lớn nhất thế giới, với khoảng 0,28 đến 0,73 triệu tấn mỗi năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

Với tính tiện dụng, cứng cáp, bền nhẹ và rẻ, túi ni lông vẫn đang được nhiều người dân, đặc biệt là các tiểu thương sử dụng phổ biến trong mọi hoạt động mua bán và khó có thể bỏ. Một lần đi chợ, tính trung bình mỗi người sử dụng ba đến năm túi ni lông dùng một lần. Sau khi dùng xong, chỉ mất vài giây để vứt chúng vào thùng rác, nhưng phải mất từ 400 đến 1000 năm để phân hủy. Còn nếu đốt, theo GS. TS Đặng Thị Kim Chi, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ môi trường Việt Nam, chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan, là chất gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

PGS.TS Lưu Đức Hải, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam cho biết, nếu không có những giải pháp kịp thời, rác thải nhựa sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường cũng làm tổn hại tới sức khoẻ con người.

"Túi ni lông hay chai nhựa đã len lỏi và là thói quen khó bỏ của người dân, đặc biệt là các bà, các mẹ. Điều này vô tình tiếp tay cho quá trình phân huỷ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Chính vì vậy, để giảm thiểu trước tiên phải xuất phát từ ý thức của người dân, những rác thải giấy hay nhựa có thể áp dụng thu gom riêng để tái chế ra những sản phẩm khác nhau có tính tiện dụng cho đời sống hàng ngày", theo Bà Dương Thị Tơ, Hiệp hội bảo vệ môi trường Việt Nam.

Rác thải sẽ không còn là rác thải, nó sẽ trở thành tài nguyên nếu được đặt đúng chỗ. Vỏ chai nhựa, túi ni lông, nếu bỏ đi sẽ trở thành rác thải. Với hàng trăm ngàn hệ luỵ cho môi trường  nhưng nếu con người có đủ nhận thức và biết sử dụng chai nhựa, túi ni lông đúng cách, đúng chỗ thì lộ trình xoá bỏ ô nhiễm, chắc chắn sẽ thực hiện được trong một tương lai không xa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lực lượng chức năng đang làm rõ vụ ô tô đầu kéo bốc cháy trên đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội vào tối 20/4.

Hiện nay, không ít người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã bị các trang mạo danh để lừa đảo bán hàng nhằm trục lợi.

Hệ thống 600 cụm camera giám sát, xử phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội đã góp phần tích cực trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt phương án thi tuyển kiến trúc cầu Ngọc Hồi nối huyện Thanh trì và tỉnh Hưng Yên.