Từ sân bay dã chiến đến cảng hàng không trọng điểm

Trước năm 1954, quân đội Pháp đã xây dựng sân bay Mường Thanh, nay gọi là sân bay Điện Biên, nhằm tăng viện quân lương, vũ khí cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Sau Chiến thắng của quân ta năm 1954, sân bay Điện Biên được quân đội Việt Nam tiếp quản. Cho đến nay, đây vẫn là một công trình an ninh quốc phòng trọng điểm quốc gia, trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác tàu bay cỡ lớn.

Ông Phạm Công Am, nguyên cán bộ sân bay Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) cho biết, ông từ Quân chủng Không quân 371 lên công tác tại sân bay Điện Biên Phủ, lúc đó gọi là sân bay Điện Biên Phủ, ngày nay là Cảng hàng không Điện Biên. Sau chiến tranh chống Pháp "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu",  thời điểm đó đất nước ta lại tiếp tục bước vào thời kỳ chống Mỹ, thì các tấm ghi sắt lát sân bay cũng đã bị bóc lên từng chỗ, sân bay Điện Biên Phủ lúc đó rất hoang sơ.

Năm 1973, chuẩn bị kỷ niệm 20 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Cảng hàng không Điện Biên Phủ được khôi phục. Tháng 3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án mở rộng Sân bay Điện Biên. Dự án có tổng mức đầu tư gần 1.550 tỷ đồng, đảm bảo tiếp nhận các loại tàu bay thế hệ mới A320, A321 hoặc tương đương.

Trước năm 1954, quân đội Pháp xây dựng sân bay Mường Thanh, nay gọi là sân bay Điện Biên, nhằm tăng viện quân lương, vũ khí cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ông Trần Văn Hồng, Phó Giám đốc Cảng hàng không Điện Biên (tỉnh Điện Biên), cho biết từ khi khai thác trở lại, Cảng hàng không Điện Biên đã đón lượng khách tăng đột biến so với trước đây. Số lượng hành khách đến và đi tại sân bay trong một ngày trung bình là trên 1.000 hành khách, với số lượng chuyến bay từ 6 đến 10 lượt chuyến bay/ngày.

Sau 70 năm, từ một sân bay lạc hậu mà đến nay đã là một sân bay hiện đại, có đường bay rộng dài mênh mông, đón nhiều loại máy bay của các hãng hàng không lớn. Tôi rất là tin tưởng sẽ có chuyến bay lớn của quốc tế đến cảng hàng không Điện Biên để đưa khách quốc tế đến thăm Điện Biên, ông Phạm Công Am cho hay.

Từ một sân bay lạc hậu, đến nay Sân bay Điện Biên đã được cải tạo hiện đại, có đường bay rộng dài mênh mông, đón nhiều loại máy bay của các hãng hàng không lớn.

Đối với một tỉnh nghèo, miền núi, sân bay Điện Biên được xem là công trình trọng điểm có ý nghĩa lớn về quốc phòng - an ninh, tạo đột phá về hạ tầng, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng. Mục tiêu đón 2 triệu lượt khách du lịch vào năm 2025 của tỉnh Điện Biên hoàn toàn có thể thực hiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.