TSMC xác nhận hợp tác Sony, xây nhà máy chip 7 tỷ USD ở Nhật

(HanoiTV) - TSMC dự định sản xuất chip tại Nhật Bản từ năm 2024, sau khi hợp tác liên doanh với Sony nhằm xây 1 nhà máy trị giá 7 tỉ USD, thông báo hôm thứ 3 vừa qua. Hội đồng quản trị TSMC chính thức thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy đúc chip đầu tiên tại Nhật, đặt ở tỉnh Kumamoto gần nhà máy cảm biến hình ảnh Sony.

Công ty liên doanh mới Japan Advanced Semiconductor Manufacturing sẽ phối hợp cùng Sony Group, vận hành nhà máy chip với mục tiêu sản xuất hàng loạt bắt đầu vào cuối năm 2024. Theo tuyên bố, Sony dự định đầu tư 500 triệu USD và sẽ không giữ quá 20% cổ phần trong liên doanh JASM. TSMC cho biết, dự án sẽ tạo ra 1.500 việc làm chuyên môn cao, nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ Nhật Bản.

Chuỗi cung ứng bán dẫn hiện đã trở thành một vấn đề an ninh quốc gia của nhiều nước, trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu chưa từng có đã tác động tiêu cực đến hàng loạt các ngành công nghiệp, từ smartphone, PC cho đến ô tô. Hơn nữa, Chính phủ Nhật Bản cũng đã cố thu hút TSMC trong những năm gần đây, khi công ty Đài Loan sở hữu các công nghệ sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới.

Theo thông tin ban đầu từ Nikkei Asia, Tokyo đã lên kế hoạch hỗ trợ dự án Kumamoto thông qua các khoản trợ cấp trị giá hàng trăm tỉ Yên. Đây là khoản hỗ trợ tài chính lớn nhất từ trước đến nay của Tokyo dành cho một công ty do nước ngoài kiểm soát.

Trong khi đó, Sony là nhà cung cấp cảm biến hình ảnh hàng đầu cho smartphone, máy tính và ô tô, đồng thời cũng là khách hàng lớn nhất của TSMC tại Nhật Bản.

Trong cuộc họp báo cáo thu nhập trước đó, TSMC xác nhận rằng họ đang ấp ủ 1 dự án bán dẫn ở Nhật Bản. Nhà máy này sẽ được xây dựng gần nhà máy của Sony ở Kikuyo-cho, tỉnh Kumamoto. Chủ yếu sản xuất bán dẫn sử dụng công nghệ chip 22nm và 28nm. Dù đây không phải là những sản phẩm tiên tiến, nhưng hoàn toàn phù hợp với nhiều loại vi điều khiển cũng như cảm biến hình ảnh, vốn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô.

Chính phủ Nhật bản đang cố tạo ra một khuôn khổ trợ cấp nhằm hỗ trợ nhà máy mới cũng như những cơ sở sản xuất tương tự. Dựa theo khuôn khổ này, các công ty xây dựng nhà máy đúc chip ở Nhật sẽ nhận được trợ cấp, với điều kiện đáp ứng những yêu cầu tăng sản xuất cũng như ưu tiên cung cấp cho nhóm công ty nội địa, nếu nguồn cung bán dẫn trở nên khan hiếm.

Dự kiến, dự án của TSMC sẽ là nhà máy đầu tiên được phê duyệt theo khuôn khổ này. Theo kế hoạch, các nguồn tài chính sẽ được đảm bảo trong một dự luật ngân sách bổ sung.

TSMC hiện sản xuất hơn 90% sản phẩm bán dẫn tại Đài Loan. Ở nước ngoài, TSMC có một nhà máy tại Nam Kinh, Trung Quốc, hiện cũng đang theo một dự án 12 tỷ USD ở Arizona, Mỹ. Cách đây không lâu, hãng cũng tiết lộ đang xem xét việc xây cơ sở đúc chip đầu tiên tại Đức.

Trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu ngày càng nghiêm trọng hơn, ngày càng có nhiều quốc gia ngỏ ý mời TSMC xây dựng các nhà máy sản xuất chip trên lãnh thổ của họ. Mục đích là để giải quyết những lo ngại về an ninh kinh tế, ổn định chuỗi cung ứng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.

Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.

Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.

Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.