Trường nghề khó tuyển sinh
Chiều 1/4, Đoàn Giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024” làm việc với Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, nhưng quản lý chuyên môn trực thuộc ngành dọc về đào tạo nghề của Bộ Lao động Thương binh Xã hội (trước tháng 3/2025). Do đó, công tác tuyển sinh cũng gặp khó khăn với nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là về thông tin truyền thông, tuyển sinh của các trường nghề không có trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Hơn nữa, việc mở mã nghề mới gặp khó khăn do các quy định về trang thiết bị đào tạo tối thiểu, tiêu chuẩn nhà giáo,… của giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, quy mô đào tạo của trường trong 3 năm gần đây đều giảm mạnh, riêng năm học 2023 - 2024 giảm tới 30%.
Các ý kiến tại buổi làm việc đề nghị, cần tăng cường tuyên truyền trên các kênh Trung ương về các chính sách hỗ trợ người học nghề để thu hút người tham gia học nghề; sửa đổi thông tư 05/2023 quy định về ngành nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, nên mở rộng thâm ngành nghề để người học được hưởng chế độ giảm 70% học phí cho nhóm ngành cơ khí và cơ kỹ thuật. Bên cạnh đó, cần có các định hỗ trợ, tạo điều kiện các nhà trường đẩy mạnh hợp tác quốc tế; sửa đổi và ban hành thông tư về định mức kinh tế kỹ thuật tối thiểu đối với các ngành nghề mới. Đồng thời, đề nghị thành phố có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Hà Nội tham gia các chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.


Chủ đề: Kĩ năng đọc hiểu Văn bản thông tin. Giáo viên Nguyễn Thị Hương Thủy, Trường THPT Chuyên Chu Văn An.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chiều 18/4 đã công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026 của các trường trung học phổ thông tư thục và trường công lập tự chủ tài chính.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần gắn chặt với dự báo nhu cầu thị trường và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tránh sắp xếp cơ học.
Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
0