Trung Quốc tăng cường mua đậu tương từ Brazil

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Trong khi các nông dân trồng đậu tương ở Mỹ đang rất hoang mang vì những căng thẳng thương mại gia tăng với Trung Quốc thì những người cùng ngành với họ ở Brazil lại khá lạc quan.

Việc Trung Quốc áp dụng mức thuế mới đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ như một hình thức trả đũa đã mở ra cánh cửa cho các nhà xuất khẩu đậu nành Brazil.

Ông Jose Guilherme Brenner, Chủ tịch Hợp tác xã Nông nghiệp của Khu vực Liên bang, Brazil cho biết: “Xung đột thương mại là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến giá cả. Đối với các nhà sản xuất đậu tương Mỹ, giá cả trong nước có thể giảm do thiếu thị trường cho sản phẩm của họ. Tuy nhiên, tôi tin rằng Brazil, trong bối cảnh thuế quan toàn cầu, thậm chí có thể hưởng lợi từ xu hướng này”.

Các nhà xuất khẩu đậu tương Brazil hy vọng cuộc chiến thương mại không chỉ thúc đẩy nhu cầu của Trung Quốc mà còn giúp Brazil giành lại thị phần tại các thị trường châu Âu và mở ra những cơ hội mới tại các quốc gia như Mexico.

Vụ thu hoạch đậu nành 2024-2025 tại Brazil đạt sản lượng kỷ lục hơn 167,4 triệu tấn, tăng 13,3% so với vụ trước. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Brazil đối với mặt hàng này, chiếm khoảng 70% lượng hàng xuất khẩu.

Các thương nhân cho biết, giá đậu tương cạnh tranh của Brazil là yếu tố thu hút chính đối với các nhà nhập khẩu Trung Quốc. Trong năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu kỷ lục 105,03 triệu tấn đậu tương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.