Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, đứng thứ 6/149 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong năm 2024.

Chiều 28/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Trung Quốc nhằm đánh giá tình hình, nhận diện thách thức và cơ hội hợp tác, đầu tư để doanh nghiệp Trung Quốc cùng Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Trên nền tảng quan hệ tốt đẹp Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, thời gian qua, hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Trung Quốc không ngừng phát triển. Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2024, Trung Quốc đứng thứ 6/149 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và các doanh nghiệp Trung Quốc đánh giá cao cao môi trường, tiềm năng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp Trung Quốc thể hiện sự quan tâm, mong muốn hợp tác đầu tư và đề xuất một số vấn đề cụ thể trong các dự án phát triển đô thị; các tuyến đường sắt, nhất là đường sắt kết nối Việt Nam - Trung Quốc; đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; các tuyến đường bộ cao tốc; các cảng biển; các dự án năng lượng tái tạo; trung tâm tài chính, ngân hàng; sản xuất xe điện; hạ tầng số, khoa học công nghệ, hàng không…

Tại buổi Toạ đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao, ghi nhận các ý kiến trách nhiệm, sát thực tế, mang tính xây dựng cao của các doanh nghiệp Trung Quốc. Thủ tướng nhấn mạnh, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc cần đóng góp vào các mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam và vun đắp cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc ngày càng phát triển, đáp ứng mong mỏi của nhân dân hai nước, trong đó cần kết nối hai nền kinh tế, kết nối doanh nghiệp, giao lưu nhân dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn doanh nghiệp Trung Quốc lấy Việt Nam làm cứ điểm sản xuất, kinh doanh; tập trung phát triển nhanh và bền vững kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; kinh doanh lành mạnh, đúng pháp luật; chuyển giao công nghệ cao cho Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; mở rộng quy mô đầu tư, nhất là các ngành mới nổi như bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật, quang điện tử, lượng tử, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, các dịch vụ cao cấp, nhất là dịch vụ thanh toán bằng công nghệ số…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Theo nguồn tin từ Reuters, hãng xe điện Tesla đã hoãn ra mắt mẫu xe Model Y giá rẻ tại thị trường Mỹ. Trước đó, Tesla công bố ý định giới thiệu các mẫu xe giá rẻ trong nửa đầu năm nay, với kỳ vọng giúp cải thiện doanh số bán xe của hãng đang có xu hướng giảm.

Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam.

Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).

Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.

Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.