Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong ngành đóng tàu

Cũng nhờ luôn cải tiến, nâng cấp công nghệ mà ngành đóng tàu của Trung Quốc nhiều năm qua luôn dẫn đầu thế giới.

Năm 2022 là năm thứ 13 liên tiếp mà Trung Quốc dẫn đầu thế giới trong ngành đóng tàu, cả về thị phần và tạo ra những đột phá trong thiết kế mẫu tàu có giá trị cao. Theo các số liệu chính thức mới được công bố, Trung Quốc vẫn là nhà đóng tàu hàng đầu thế giới trong 10 tháng đầu năm 2023.

Trung Quốc vẫn là nhà đóng tàu hàng đầu thế giới trong 10 tháng đầu năm 2023.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Công nghiệp Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc, sản lượng đóng tàu của nước này đã tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái lên 34,56 triệu tấn trọng tải (DWT) trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 10, chiếm 49,7% tổng sản lượng của thế giới.

Sản lượng đóng tàu của nước này đã tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo số liệu từ Hiệp hội, các đơn đặt hàng mới tăng 63,3%. Khối lượng đơn đặt hàng sẵn có cho ngành này đạt 133,82 triệu DWT tính đến cuối tháng 10, tăng 28,1% so với một năm trước đó và chiếm 54,4% tổng đơn hàng của thế giới.

Các đơn đặt hàng mới tăng 63,3%.

Giá trị đơn hàng mà các công ty đóng tàu của nước này đã xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm đạt 21,14 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Zhang Shouguo - Phó Chủ tịch Hiệp hội chủ tàu Trung Quốc cho biết: “Việc trở thành Quốc gia sở hữu nhiều tàu nhất thế giới đã nâng cao niềm tin của chúng tôi trong việc phát triển ngành vận tải biển. Sự gia tăng quy mô đội tàu đã tăng năng lực vận tải biển, góp phần phát triển kinh tế của đất nước”.

Vào ngày 10/12 vừa qua, siêu du thuyền đầu tiên do Trung Quốc tự đóng đã hoàn thành lắp đặt các thiết bị, bàn giao cho nhà vận hành sau khi kết thúc các cuộc thử nghiệm trên biển. Sự kiện này đã đưa Trung Quốc tiến tới năng lực chế tạo tất cả loại tàu phức tạp, có giá trị gia tăng cao.

Siêu du thuyền đầu tiên do Trung Quốc tự đóng đã hoàn thành lắp đặt.

Tàu du lịch cỡ lớn được coi là một trong ba trụ cột chính của ngành đóng tàu Trung Quốc cùng với tàu sân bay và tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng. Giờ đây, Trung Quốc đã có kinh nghiệm chế tạo cả ba loại tàu này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhu cầu di chuyển đến các điểm du lịch ngày càng tăng và tàu hỏa là một trong những phương tiện đang được nhiều người lựa chọn.

Ngành đường sắt sẽ chạy tăng thêm nhiều chuyến tàu trên các tuyến đảm bảo phục vụ nhân dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, đồng thời sẽ giảm giá vé cho các đối tượng chính sách xã hội.

Nghị định số 89/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành cho phép nhập khẩu máy bay COMAC do Trung Quốc sản xuất để khai thác tại Việt Nam. Vậy loại máy bay này có gì đặc biệt?

Các chuyến bay giữa TP.HCM và Vân Đồn của hãng Vietnam Airlines dự kiến từ ngày 17/4 sẽ chuyển sang nhà ga T3.

Hãng Vietjet Air đã đề xuất khai thác các chuyến bay thẳng tới Côn Đảo sử dụng máy bay Comac ARJ21 của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 15/4.

Boeing 747-8 là chiếc chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong hai ngày 14-15/4.