Trong trẻo đầy ắp nụ cười với kịch rối thiếu nhi
Nghệ sĩ Hồng Phước chia sẻ: “Ông bầu Huỳnh Anh Tuấn tiền thân từ Sân khấu kịch IDECAF, nay là Giám đốc Nhà hát Múa rối Nụ Cười, đã quy tụ tài năng của các nghệ sĩ đến nay đã thành danh như đạo diễn Vũ Minh, diễn viên Đình Toàn, Tuấn Minh, Châu Hùng Lâm… Đến nay, để phù hợp với mô hình suất diễn và chi phí cho mỗi vở kịch, người nghệ sĩ phải thiết kế nội dung từ bản gốc thời lượng 250 phút rút xuống chỉ còn 50 phút. Điều này đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn cao, am hiểu vai diễn để có tác phẩm mới đầy đủ cốt chuyện và lôi cuốn”.

Trong quá trình phát triển nhà hát, đội ngũ nghệ sĩ đã tập ngày đêm để phục vụ khán giả. Ngoài những vai diễn trực tiếp trên sân khấu, rất nhiều khâu sau cánh gà vô cùng vất vả và khó khăn như phải tự thu âm, kết nối thành băng diễn; xử lý hậu kỳ, khớp cảnh... Có những diễn viên có hình dáng và cách diễn suất phù hợp với nhân vật nhưng chất giọng lại không phù hợp, buộc ekip phải xử lý bằng việc thu âm lồng tiếng và ghép cảnh khi diễn.

Hướng đến trách nhiệm với đời sống văn nghệ cộng đồng, đặc biệt là thiếu nhi ngày càng thiếu thốn những món ăn tinh thần, Nhà hát Nụ Cười đã luôn cống hiến và nỗ lực phát triển, nên từ khi chỉ có 10 thành viên, đến nay đã có hơn 100 nghệ sĩ, nhân viên, công nhân hậu đài gắn bó với nhà hát. Các loại hình phong phú từ kịch rối nộm, biểu diễn đầu rối và biểu diễn lộ mặt tuỳ từng vở đem đến sự lựa chọn đa dạng phù hợp với nhiều lứa tuổi khán giả.
Nghệ sĩ Lâm Tấn Phát đã gắn bó hơn 30 năm, hào hứng nói: “Môn nghệ thuật nào cũng cần có đam mê, nhưng loại hình kịch này cần phải có sức khoẻ vì cường độ diễn suất trên sân khấu cũng như tập diễn rất tốn sức. Người nghệ sĩ phải yêu trẻ, mến những nhân vật hoạt hình mới có thể hoá thân và thổi hồn vào nhân vật của mình được. Mỗi người có một thế mạnh riêng phù hợp và chúng tôi đã đồng lòng phát triển cùng nhau qua vô vàn vở kịch, suất diễn và nhân vật trong suốt 34 năm qua”.

Nhà hát Nụ Cười trung thành với việc làm kịch thiếu nhi, giữ nguyên nét trong trẻo từ các tác phẩm văn học, truyện được chuyển thể. Trong đó, tiêu biểu như Tây Du Ký, Anh hùng Thánh Gióng, Ăn khế trả vàng, Nàng tiên cá…Tuy nhiên, cái khó chưa phải ở chỗ diễn kịch hoạt hình theo lối cũ, mà phải “bắt trend” để thu hút và phù hợp với thế hệ trẻ bây giờ. Từ việc đầu tư trang phục (các nghệ sĩ cũng tìm tòi chất liệu, hình dáng, thiết kế sao cho phù hợp và luôn thay đổi với các tác phẩm mới ra đời) đến việc thiết kế nội dung, khớp nhạc và các vũ điệu phải thật hấp dẫn, cuốn hút và đặc biệt có điểm nhấn gây chú ý.
“Chúng tôi rất chú trọng đến việc lồng ghép những bài học đạo đức, nhân văn vào vở kịch để khán giả nhí có thể tiếp thu ngay được. Ví dụ tái hiện Hồng Hà Nhi thất lễ với thầy trò Đường Tăng phải thể hiện được nhân vật Hồng Hà Nhi lười học, ham chơi giống như học sinh bây giờ và có tính chất răn đe, dạy dỗ nhẹ nhàng nhưng vẫn gói gọn được trong cốt chuyện gốc. Ngoài giải trí, các bé xem kịch sẽ tiếp nhận được những kỹ năng và bài học ý nghĩa, có dấu ấn tuổi thơ. Những tiếng cười và tràng vỗ tay của khán giả chính là thành công của nghệ sĩ nhà hát thiếu nhi Nụ Cười”, NS Lâm Tấn Phát cho biết thêm.

Không chỉ đầu tư hoành tráng trang phục, sân khấu, đạo cụ để bắt mắt phần nhìn, nhà hát thiếu nhi Nụ Cười đã chạm tới trái tim và cảm xúc ở phân khúc khán giả nhí miền Nam và khách du lịch. Có thể nói, sự trong trẻo của kịch rối được chuyển thể từ truyện, tác phẩm văn học qua những vở kịch của nhà hát chính là những giá trị nhân văn vô cùng sâu sắc ở thành phố nghĩa tình, thành phố Hồ Chí Minh.


Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.
Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.
Chương trình hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc do UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức diễn ra từ ngày 18/4 đến ngày 20/4 tại Phố sách Hà Nội (phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm).
Festival Phở năm nay quy tụ hơn 50 gian hàng của các doanh nghiệp, thương hiệu ẩm thực phở khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.
0