Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo chiến lược

Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này đã tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí hành trình chiến lược dẫn đường được phóng từ biển vào đất liền.

Phía Triều Tiên đã hết lời ngợi ca thành công của vụ phóng tên lửa đạn đạo chiến lược ngày 25/1 vừa qua. Tính từ "chiến lược" hàm ý, chủng loại tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Sự đề cao trên không phải không có cơ sở bởi sự kết hợp giữa tên lửa đạn đạo với đầu đạn hạt nhân nâng tiềm lực quân sự và quốc phòng của quốc gia lên tới đỉnh điểm, mà chỉ có rất ít quốc gia trong thế giới hiện có được.

Có hai điều đặc biệt ở lần phóng vừa rồi.

Thứ nhất, về thời điểm. Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo chiến lược chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại cầm quyền ở Mỹ. Trở lại Nhà Trắng, ông Trump công khai coi Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và ngỏ ý khôi phục kênh tiếp xúc và đối thoại trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, chưa một lần nặng lời phê phán Triều Tiên và cũng chẳng doạ Triều Tiên như doạ Trung Quốc và Nga. Ông Trump chủ động chìa tay về phía Triều Tiên.

Triều Tiên mới chỉ thấy ghi nhận chứ không thấy hồ hởi đáp ứng những biểu lộ thiện chí này của ông Trump. Phía Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo chiến lược. Mỹ vẫn luôn coi chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên là thuộc diện thách thức và đe doạ an ninh lớn nhất đối với Mỹ. Một trong những mục tiêu chiến lược toàn cầu hàng đầu của Mỹ là ngăn chặn Triều Tiên thúc đẩy chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân. Vụ phóng tên lửa là động thái nhằm trực tiếp vào ông Trump.

Thứ hai, về phản ứng của Mỹ và đồng minh, Hàn Quốc là nước đang tỏ ra lo ngại nhất. Nhật Bản nhìn nhận lần phóng tên lửa đạn đạo này của Triều Tiên không khác gì nhiều những lần trước. Phía ông Trump và cộng sự cho tới thời điểm hiện tại không biểu lộ phản ứng gì, làm như thể việc Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo chiến lược là chuyện thường tình.

Ông Trump khó xử bởi phản ứng theo chiều hướng nào cũng hại nhiều hơn lợi. Mỹ không thể hài lòng và chúc mừng Triều Tiên. Nhưng nếu phê phán, doạ nạt và gia tăng trừng phạt Triều Tiên thì tiếp xúc và đối thoại song phương sẽ trở nên khó khả thi. Đối đầu bao lâu rồi mà Mỹ đâu có khuất phục được Triều Tiên, ông Trump càng khó khôi phục lại được kênh gặp gỡ và đối thoại trực tiếp với ông Kim Jong-un.

Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo chiến lược vào thời điểm ông Trump trở lại cầm quyền để tạo thế và tăng thế trong quan hệ với Mỹ. Thông điệp phía Triều Tiên là ông Trump tuy trở lại nhưng bối cảnh tình hình và điểm xuất phát đã khác trước đối với mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên cũng như giữa ông Trump và ông Kim Jong-un, tức là không tiếp tục cuộc chơi cũ mà phải bắt đầu cuộc chơi mới với Mỹ. Triều Tiên đề phòng vì ông Trump hay dễ dàng thay đổi quan điểm và chỉ cầm quyền trong bốn năm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.

Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.

Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.

Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.

Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.