Tổng thống Trump gọi Triều Tiên là 'cường quốc hạt nhân'
Phía Triều Tiên rất hài lòng và mãn nguyện khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump coi Triều Tiên là quốc gia có vũ khí hạt nhân. Không chỉ có ông Trump, tân Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Pete Hegseth cũng có cùng quan điểm. Do đó, việc coi Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân chắc chắn là nhận thức và quan điểm mới của Mỹ.
Cả trên danh nghĩa lẫn trong thực chất, sự công nhận của cặp quyền lực Trump/Hegseth trong chính quyền mới ở nước Mỹ là sự đề cao có ý nghĩa chiến lược rất to lớn đối với Triều Tiên. Ông Trump đã đẩy Triều Tiên lên vị thế mới trong chính trị thế giới. Cho tới nay, chưa có quốc gia nào trên thế giới chính thức coi Triều Tiên là quốc gia có vũ khí hạt nhân mà mới chỉ có Triều Tiên tự nhận như vậy.
Ở nhiệm kỳ Tổng thống trước đó, ông Trump gây dựng và duy trì mối quan hệ cá nhân rất đặc biệt và khá khăng khít với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, nhưng chưa từng lần nào công khai coi Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân - cùng thuộc diện được gọi chung là cường quốc hạt nhân. Đối với Triều Tiên, sự công nhận trên của ông Trump và ông Hegseth không khác gì "cầu được ước thấy".
Sự đề cao Triều Tiên của phía Mỹ lại diễn ra chỉ một ngày sau khi ông Trump chính thức trở lại cầm quyền ở nước Mỹ. Trong suốt quá trình vận động tranh cử Tổng thống và từ sau khi đắc cử Tổng thống đến nay, ông Trump gần như không đề cập đáng kể gì tới Triều Tiên, tới chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như tới mối quan hệ cá nhân của mình với ông Kim Jong-un. Do đó, việc đề cao Triều Tiên vào thời điểm này không chỉ cho thấy nhận thức mới của Mỹ về tiềm lực quân sự và quốc phòng của Triều Tiên, mà còn báo hiệu chính quyền mới ở Mỹ có cách tiếp cận khác về xử lý tổng thể quan hệ của Mỹ với Triều Tiên, bắt đầu dành ưu tiên chính sách cao hơn cho quan hệ của Mỹ với Triều Tiên. Cụ thể là chuyển từ ngăn cản Triều Tiên chế tạo và sở hữu vũ khí hạt nhân sang ngăn cản Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.
Việc ông Trump đề cao Triều Tiên khiến Hàn Quốc và Nhật Bản càng thêm quan ngại, đặc biệt về khả năng Triều Tiên sẽ tận lợi tối đa từ đó để gây hấn thêm với họ, quan ngại vì sẽ bị ông Trump ép buộc phải nhượng bộ trên nhiều phương diện. Ông Trump dùng Triều Tiên để lôi kéo Triều Tiên xa cách Trung Quốc và Nga, làm rạn nứt liên thủ giữa Nga, Trung Quốc, Iran và Triều Tiên.


Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.
Trao đổi với Đài Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có nhiều lợi thế để đàm phán thương mại thành công với Mỹ. Trong nguy có cơ, đây cũng là cơ hội để chúng ta củng cố nội lực, xây dựng các doanh nghiệp dân tộc dẫn dắt chuỗi cung ứng thay vì lệ thuộc vào FDI.
Các máy bay chiến đấu Su-35S của Nga đã bắt đầu đảm nhận nhiệm vụ trinh sát radar trên không tại Ukraine - một vai trò vốn trước đây chỉ dành cho A-50U cỡ lớn.
Cả Nga và Ukraine đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-26 của Nga chở theo hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia người Mỹ đã hạ cánh an toàn.
0