TP.HCM sẵn sàng giải ngân hơn 200 nghìn tỷ đồng
Đây là nguồn tiền nhằm kịp thời cung ứng vốn cho doanh nghiệp. Qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hướng tới mục tiêu 16% của toàn ngành. Nguồn vốn này bao gồm gần 200 nghìn tỷ từ chương trình kết nối doanh nghiệp - ngân hàng và các gói tín dụng riêng của từng ngân hàng thương mại.
Đặt mục tiêu tăng trưởng 18% trong năm 2025, cao hơn toàn ngành 2%, một ngân hàng đã chủ động triển khai chương trình tín dụng ưu đãi và mở rộng nhóm khách hàng lớn ngay từ đầu năm.
Ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB - cho biết: “Quý I/2025, chúng tôi đặt mục tiêu tăng trưởng 3%. Để làm được điều đó thì ngay từ đầu năm, chúng tôi xây dựng những chương trình cho vay 10 nghìn tỷ với lãi suất thấp. Từ đó, thúc đẩy các doanh nghiệp gia tăng đầu tư cũng như hỗ trợ các khách hàng cá nhân mảng tiêu dùng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai thêm các chương trình mới với quy mô cao hơn”.
Ở góc độ quản lý, ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn.
Đến nay, 18 ngân hàng thương mại đã đăng ký với tổng vốn khoảng 200.000 tỷ đồng. Đặc biệt, việc ký kết và giải ngân ngay trong chương trình giúp đảm bảo tính thực chất, hiệu quả cho doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Lệnh - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM - cho hay: “Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng TP.HCM năm nay là tập trung giải ngân gói tín dụng ưu đãi thông qua chương trình này. Điều này không chỉ đảm bảo cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã trên địa bàn tiếp cận thuận lợi cơ chế, chính sách mà còn hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế”.
Tính đến ngày 31/1/2025, tổng dư nợ tín dụng tại TP.HCM đạt 3.944,5 triệu tỷ đồng, tăng 12,43% so với cùng kỳ năm trước, khác biệt rõ rệt so với sự sụt giảm trong tháng Một của năm 2023 và 2024.
Sự tăng trưởng này là động lực giúp duy trì đà tăng trưởng trong các tháng tiếp theo, góp phần đạt mục tiêu 16% của toàn ngành.
Ông Ngô Minh Hải - Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM - chia sẻ: “Chúng ta kỳ vọng năng lực nội tại các doanh nghiệp sẽ mạnh mẽ hơn và tận dụng được lợi thế, khi năm 2025 là năm bản lề cho sự hồi phục kinh tế cho không chỉ nước ta mà còn cả thế giới. Cơ quan nhà nước cũng đã thực hiện rất nhiều chính sách ưu đãi, trong đó có ưu đãi cho từng đối tượng cụ thể, ví dụ như doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cũng như là những chương trình ưu đãi cụ thể cho từng nhóm đối tượng”.
Trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục lộ trình bỏ cơ chế phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng riêng lẻ cho từng ngân hàng. Điều này tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại chủ động hơn trong việc cân đối nguồn vốn và điều chỉnh lãi suất. Từ đó nâng cao hiệu quả cho vay và hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt hơn.


Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Co-opBank, tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1995-2025) vào sáng 19/4 tại Hà Nội.
Chính phủ Hàn Quốc vừa đề xuất ngân sách bổ sung 12.200 tỷ won (gần 8,6 tỷ USD) nhằm bình ổn giá cả và hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt.
Giới chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng trong giai đoạn chờ kết quả đàm phán của Chính phủ về chính sách thuế đối ứng với Mỹ vào ngày 9/7 tới.
FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.
Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.
0