Tổng thư ký NATO đi Nhật Bản: Đối tác ở nơi xa
Giống tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth, tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte mới nhậm chức và trong chuyến công du châu Á đầu tiên đã tới Nhật Bản. Ông Hegseth và ông Rutte đều đề cao mối quan hệ đồng minh quân sự chiến lược truyền thống với Nhật Bản. Đối với Mỹ và NATO, Nhật Bản chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong chiến lược của họ nhằm đối phó Trung Quốc, Nga và Triều Tiên ở khu vực Đông Bắc Á và nhằm đối phó Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Để tiếp cận và chinh phục khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, NATO coi Nhật Bản là đối tác lý tưởng vì Nhật Bản là thành viên duy nhất trong nhóm G7 không phải là thành viên NATO, Nhật Bản khúc mắc với cả 3 nước ở xung quanh khu vực Đông Bắc Á mà NATO coi là đối thủ phải đối phó là Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.
Đến nay, Nhật Bản đã gây dựng được mạng lưới quan hệ hợp tác song phương cũng như nhiều bên với các nước trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương về quân sự, quốc phòng và an ninh. NATO và Nhật Bản theo đuổi cùng mục đích là đảm bảo tự do hàng hải ở vùng biển xung quanh Đài Loan và ở khu vực Biển Đông.
Trong số những quốc gia và vùng lãnh thổ ở bên ngoài châu Âu, Nhật Bản là quốc gia cho có được mối quan hệ hợp tác chính trị, quân sự, quốc phòng và an ninh chặt chẽ nhất và được thể chế hoá rất sâu rộng với NATO. Nhật Bản là cửa ngõ thích hợp nhất đối với NATO trong việc tiếp cận, xâm nhập và gây dựng ảnh hưởng, vai trò ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đổi lại, NATO cũng là đối tác lý tưởng nhất đối với Nhật Bản trong việc giúp Nhật Bản gây dựng và mở rộng vai trò chính trị an ninh thế giới ở châu Âu.
Ông Rutte biện luận cho sự cần thiết đối với NATO phải tăng cường hợp tác với Nhật Bản về quân sự, quốc phòng và an ninh nói riêng, phải định hướng chiến lược vượt ra ngoài phạm vi khuôn khổ châu Âu và nhằm tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung với quan điểm cho rằng các mối đe doạ an ninh toàn cầu liên quan đến nhau, thách thức an ninh ở châu Âu và thách thức an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương liên quan đến nhau.
Ông Rutte đặc biệt lưu ý về thách thức an ninh từ sự liên thủ giữa Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran. Qua đó, gửi thông điệp NATO giúp Nhật Bản đối phó thách thức an ninh từ bộ tứ trên, cũng là giúp chính NATO và Nhật Bản giúp NATO ứng phó thách thức an ninh ấy cũng là giúp chính Nhật Bản.
NATO tuy rất bận rộn với việc ứng phó chính quyền mới ở Mỹ, đối phó Nga và hậu thuẫn Ukraine nhưng không quên toan tính chuyện chơi cuộc chơi địa chính trị thế giới trong tương lai ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong chuyện này, đối tác tự nhiên chưa chắc đã giá trị bằng đối tác lý tưởng.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
0