Tổng thống Ukraine đến Anh tìm sự ủng hộ mạnh mẽ hơn
Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine đang trở nên không chắc chắn, buộc Kiev phải tìm kiếm sự ủng hộ mạnh mẽ hơn từ các đồng minh châu Âu. Tại London, ông Zelensky đã nhận được cam kết từ Thủ tướng Anh Keir Starmer về việc tiếp tục sát cánh cùng Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Đặc biệt, Anh đã ký kết một thỏa thuận cung cấp khoản vay 2,26 tỷ bảng Anh (tức gần 3 tỷ USD) nhằm hỗ trợ năng lực phòng thủ của Kiev.
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Anh Keir Starmer tái khẳng định sự ủng hộ đối với Ukraine.
Người dân Anh hoàn toàn ủng hộ Ukraine. Chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng Ukraine, dù bao lâu đi nữa. Điều quan trọng là đạt được hòa bình lâu dài - một nền hòa bình dựa trên chủ quyền và an ninh của Ukraine. Đó không chỉ là điều cần thiết với Ukraine, mà còn với châu Âu và Vương quốc Anh.
Thủ tướng Anh Keir Starmer
Về phần mình, Tổng thống Zelensky bày tỏ sự cảm kích trước sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía Anh, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của các đối tác châu Âu trong việc duy trì sự hỗ trợ dành cho Ukraine trong bối cảnh tình hình chiến sự kéo dài.
Nhân dịp này, Chính phủ Anh đã công bố một thỏa thuận tài chính trị giá 2,26 tỷ bảng Anh dành cho Ukraine, được bảo đảm bằng tài sản bị đóng băng của Nga. Đây là một phần trong kế hoạch của nhóm các nền kinh tế hàng đầu thế giới (G7) nhằm đảm bảo Ukraine có đủ nguồn lực để tiếp tục cuộc chiến bảo vệ lãnh thổ. Theo Bộ Tài chính Anh, khoản vay này sẽ được sử dụng để mua sắm trang thiết bị quân sự theo nhu cầu của Kiev.
Thỏa thuận cho vay đặc biệt giữa Anh và Ukraine, trị giá 2,26 tỷ bảng Anh, là một phần trong cam kết hỗ trợ không ngừng của London đối với Kiev. Việc giải ngân sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Tôi biết Ukraine cần nguồn lực này càng sớm càng tốt.
Bộ trưởng Tài chính Anh Rachel Reeves
Trái ngược với sự ủng hộ từ Anh và các nước châu Âu, chuyến thăm Washington của Tổng thống Zelensky trước đó đã không đạt được kết quả như mong đợi. Mặc dù Ukraine kỳ vọng đạt được thỏa thuận quan trọng với Mỹ về chia sẻ khoáng sản để đổi lấy hỗ trợ tài chính và quân sự, nhưng sau màn tranh cãi nảy lửa giữa Tổng thống Zelensky với Tổng thống Donald Trump, không có bất kỳ cam kết cụ thể nào được đưa ra. Sự im lặng của Washington đã gây lo ngại về việc Mỹ có thể giảm mức độ hỗ trợ dành cho Ukraine.
Quan hệ giữa Ukraine và Mỹ đã bị rạn nứt và trong tương lai gần, Kiev không thể mong đợi sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Washington. Tuy nhiên, Mỹ vẫn muốn duy trì ảnh hưởng đối với Ukraine và Ukraine cũng không thể hoàn toàn tách rời khỏi Mỹ. Điều này có nghĩa là mối quan hệ sẽ tiếp tục tồn tại ở một mức độ nhất định, dù không còn như trước.
Ông Ruslan Bortink, Giám đốc Viện Chính trị Ukraine
Chuyến đi của Tổng thống Zelensky từ Washington đến London đã phản ánh rõ sự dịch chuyển trong cán cân hỗ trợ dành cho Ukraine. Mỹ vẫn là đối tác quan trọng nhất, nhưng sự chần chừ của Washington đang buộc Kiev phải tìm kiếm những đồng minh vững chắc hơn tại châu Âu. Trong khi đó, châu Âu đang từng bước khẳng định vai trò trung tâm trong việc duy trì sự hỗ trợ cho Ukraine, không chỉ về quân sự mà còn tài chính.
Tuy nhiên, điều này đặt ra một câu hỏi lớn: Liệu châu Âu có đủ khả năng thay thế vai trò của Mỹ hay không? Và nếu không, Ukraine sẽ phải điều chỉnh chiến lược của mình như thế nào? Khi chiến sự vẫn tiếp diễn, một điều chắc chắn là Kiev không thể chờ đợi mãi - họ cần quyết định con đường của mình ngay từ bây giờ.


Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
0