Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục trình diện Tòa án Hiến pháp
Từ ngày 14/1, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã bắt đầu mở phiên tòa xét xử Tổng thống Yoon để đưa ra phán quyết cuối cùng về việc bãi nhiệm hay khôi phục quyền lực tổng thống cho ông.
Tổng thống Yoon đã bị luận tội sau nỗ lực áp đặt thiết quân luật hôm 3/12/2024, gây ra cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ tại Hàn Quốc. Trong các phiên tranh luận trước tại tòa án Hiến pháp, ông Yoon và các luật sư của ông cho biết ông không bao giờ có ý định áp đặt thiết quân luật hoàn toàn mà chỉ coi các biện pháp này là lời cảnh báo để phá vỡ bế tắc chính trị.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Yoon ngày 4/2 đã chính thức đệ đơn lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul yêu cầu hủy bỏ lệnh bắt giữ đối với ông. Yêu cầu này được đệ trình trước thềm phiên xét xử đầu tiên dành cho ông Yoon với cáo buộc nổi loạn, dự kiến diễn ra vào ngày 20/2 tới.
Theo quy định của Luật Tố tụng Hình sự Hàn Quốc, tòa án có nghĩa vụ xem xét hủy lệnh bắt giữ khi các căn cứ bắt giữ không còn hiệu lực, và phải đưa ra phản hồi trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Hiện tại, ông Yoon đang bị giam giữ tại Trung tâm Giam giữ Seoul ở Uiwang, phía nam thủ đô, sau khi bị bắt giữ tại dinh thự vào ngày 15/1.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 12/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông mong đợi một “kết quả tốt đẹp” từ các cuộc đàm phán trực tiếp có thể diễn ra giữa Nga và Ukraine, ám chỉ rằng ông có thể tham gia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một sắc lệnh hành pháp ngày 12/5, với nội dung yêu cầu các công ty dược phẩm phải giảm giá thuốc tại Mỹ xuống mức tương đương với các quốc gia phát triển khác.
Người dân Israel ngày 12/5 vỡ òa trong niềm vui khi con tin người Mỹ gốc Israel, Edan Alexander, được Hamas phóng thích sau 19 tháng bị bắt giữ. Động thái này đã thắp lên tia hy vọng cho 58 con tin còn lại, hiện vẫn đang bị giam giữ tại Gaza.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/5 cho biết, ông đang cân nhắc việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Syria, nhằm tạo điều kiện cho quốc gia Trung Đông này có một “khởi đầu mới” sau hơn một thập kỷ nội chiến tàn khốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông mong đợi một “kết quả tốt đẹp” từ các cuộc đàm phán trực tiếp có thể diễn ra giữa Moscow và Kiev, ám chỉ rằng ông có thể tham gia.
Trong chuyến thăm chính thức nước ngoài đầu tiên ở nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn tới Ả Rập Xê Út, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UEA) và Qatar. Nguyên nhân là gì?
0