Tòa án Mỹ ủng hộ lệnh trục xuất của ông Trump

Tòa án Tối cao Mỹ hôm 7/4 đã ra phán quyết cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump sử dụng Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài năm 1798, trục xuất những người bị cáo buộc là thành viên của băng đảng tội phạm Venezuela.

Đây là một phần trong chính sách nhập cư cứng rắn gây tranh cãi của ông Trump thời gian gần đây. Tuy nhiên, tòa án Tối cao Mỹ cũng đặt ra một số giới hạn đối với cách thức thực hiện.

Trong phán quyết, Tòa án Tối cao Mỹ đã hủy bỏ lệnh của Thẩm phán James Boasberg tại Washington, trong đó yêu cầu tạm ngừng thực hiện trục xuất theo Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài trong thời gian vụ kiện được thụ lý.

Nguyên đơn trong vụ kiện cho rằng, lệnh của Tổng thống Trump vượt quá thẩm quyền vì Đạo luật này chỉ áp dụng trong trường hợp chiến tranh. Mặc dù đứng về phía chính quyền Trump, nhưng Tòa án Tối cao Mỹ đã đặt ra các giới hạn đối với cách thức trục xuất.

Theo đó, tòa án yêu cầu người bị giam giữ phải được thông báo trước khi bị trục xuất và có cơ hội tìm kiếm cứu trợ pháp lý. Phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ cũng làm rõ rằng các vụ kiện liên quan đến trục xuất sẽ được xử lý tại tòa án liên bang ở Texas thay vì quận Columbia.

Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài, lần đầu tiên được sử dụng trong Thế chiến thứ hai để giam giữ các nhóm người nhập cư từ Nhật Bản, Italia và Đức. Tuy nhiên, vào ngày 15/3, Tổng thống Trump đã viện dẫn Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài để nhanh chóng trục xuất những đối tượng bị cáo buộc là thành viên của băng đảng Tren de Aragua. Việc áp dụng lại đạo luật trong trường hợp này được xem là một nỗ lực của chính quyền nhằm tăng tốc quá trình trục xuất đối với những cá nhân liên quan đến các nhóm tội phạm quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.

Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) mới đây cho biết, quốc gia này đã xây dựng một hệ thống công nghiệp trí tuệ nhân tạo toàn diện, với năng lực tính toán đứng vào hàng top thế giới.

Các buổi lễ Phục sinh trên khắp Ukraine đã diễn ra ngay sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố ngừng bắn tạm thời cho đến nửa đêm Chủ Nhật ngày 21/4 (theo giờ Moscow).

Tân Thủ tướng Đức tương lai Friedrich Merz tuyên bố sẽ đưa nền kinh tế Đức trở nên mạnh mẽ hơn, thông qua các khoản đầu tư mới và cắt giảm thuế.