Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương độc đáo

Được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng có sức lan tỏa, trường tồn cùng sự phát triển của dân tộc.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là một quá trình phát triển liên tục, được xây dựng và bồi đắp qua nhiều thế hệ. Các Vua Hùng, được tôn vinh là tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam, đã trở thành biểu tượng trung tâm của tín ngưỡng này. Do đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ là một hình thức tôn giáo, mà còn là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Nó thể hiện sự kết nối sâu sắc giữa các thế hệ, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, củng cố lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc.

Chị Nguyễn Thị Bích Phượng, Phó trưởng Phòng Quản lý di tích văn hóa lễ hội, Khu di tích Đền Hùng cho biết: "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không giống các tín ngưỡng khác. Nó được bắt nguồn từ việc tôn vinh các Vua Hùng. Tín ngưỡng nhưng lại không có giáo lý mà được người dân, cộng đồng suy tôn, trở thành tín ngưỡng mang tính riêng biệt mà có thể nói không nơi nào có được".

Giá trị đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là giá trị giáo dục đạo đức truyền thống. Trong tâm thức người Việt Nam, Vua Hùng được coi là biểu tượng, vị Tổ dựng nước của dân tộc Việt. Hành hương về Đền Hùng chính là niềm mong mỏi, khát khao của nhiều thế hệ người Việt Nam như câu nói "Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Đây được cho là cuộc hành hương trở về cội nguồn lịch sử. Từ huyền thoại “bọc trăm trứng”, mọi người dân Việt Nam đều nhận nhau là anh em, có chung cội nguồn.

"Tôi biết Đền Hùng năm nào cũng có hàng vạn người dân đến, nhưng hôm nay tôi đến đây rất sững sờ vì mọi người đến quá đông. Mọi người đến đây đều mang trong mình sự tưởng nhớ công ơn của các Vua Hùng nên ở đây thực sự đông và mình rất ngạc nhiên về điều đó", chị Nguyễn Thị Trang (Vĩnh Phúc) cho hay.

Trưởng phòng Phòng Quản lý di tích văn hóa lễ hội, Khu di tích Đền Hùng - Đào Thị Ngọc Tuyết cho rằng, khi đến với Khu di tích lịch sử Đền Hùng, mỗi người dân đều tham gia vào quá trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị tín ngưỡng từ các hoạt động dân gian.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm không chỉ là dịp để tái hiện những giá trị truyền thống, mà còn là phương thức lan tỏa những nét đẹp văn hóa tâm linh đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Sự hấp dẫn này không chỉ thể hiện qua số lượng lớn người dân tham gia trực tiếp tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, mà còn lan rộng, khích lệ cộng đồng người Việt trên khắp cả nước và ở nhiều quốc gia trên thế giới cùng hướng về cội nguồn.

Trong tiến trình phát triển, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã không ngừng thích nghi với những thay đổi của văn hóa dân tộc trong từng giai đoạn lịch sử, trở thành một tín ngưỡng mang tầm quốc gia, minh chứng cho sự hội tụ sâu sắc của nghĩa “đồng bào” đối với mỗi người con dân đất Việt.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc giới thiệu về các làng nghề truyền thống sẽ diễn ra từ ngày 18/4 đến 1/6 tại khu vực phố cổ Hà Nội.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025 là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội, là dịp để tôn vinh giá trị của sách.

Chương trình “Gặp gỡ mùa xuân” tại Bảo tàng Hà Nội đã mang đến không gian trải nghiệm đặc sắc cho công chúng với các hoạt động giao lưu cùng các nghệ nhân Việt Nam - Nhật Bản.