'Tiền đưa quan chức là chia sẻ, không phải hối lộ'

Kết thúc ngày thứ nhất của phiên toà xét xử sơ thẩm đại án kit test Việt Á, Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt khai, phải vay mượn tiền để đưa quan chức khi làm thủ tục cấp phép lưu hành kit test, song vẫn coi đó là sự "chia sẻ" trong công việc, không phải đưa hối lộ.

Trong thời gian một tiếng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt đã trả lời các câu hỏi xung quanh ba giai đoạn: tham gia đề tài nghiên cứu kit test; cấp phép lưu hành và mua bán sản phẩm tại các tỉnh thành.

Trong cả ba giai đoạn, Việt đều thừa nhận "nhiều khó khăn lắm chứ cũng không suôn sẻ gì", hồ sơ bị trả đi trả lại nhiều lần. Trước câu hỏi "khó khăn thì làm gì?", Việt trả lời đã nhờ nhiều người, tác động nhiều nơi, để được "tạo điều kiện".

"Khó khăn vì người khác gây ra hay do chủ quan là tình hình dịch bệnh?", chủ tọa hỏi. Việt đáp nhanh: "À, không, chủ yếu do tình hình dịch Covid cấp bách thôi ạ. Tất các đơn vị liên quan khi đó đều vô cùng thận trọng, cả một hệ thống đều thận trọng để mong muốn có kit test chất lượng. Vì thế, các công việc đều tiến hành chậm, rất thận trọng". Và khi phải nhờ vả để "sớm thông suốt các công việc", Việt khai hầu hết các lần đều thông qua thư ký Huỳnh. Ví dụ, khi Việt Á mang kit test đi kiểm nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, hồ sơ bị trả lại và Việt phải nhờ thư ký Huỳnh "tác động, gửi gắm".

 

Bị cáo Phan Quốc Việt. Ảnh: VNN

Tiếp đó, sau khi kit test được cấp phép lưu hành tạm thời, Việt Á phải đợi thêm 8 tháng để được Bộ Y tế cấp phép chính thức. Việt lại nhờ ông Huỳnh "liên hệ giúp" với bị cáo Nguyễn Minh Tuấn, khi đó là Vụ trưởng Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế.

Dù thừa nhận "chỉ biết nhờ, cũng không biết họ tác động thế nào và tác động được đến đâu", song ông chủ Việt Á cho hay, sau mỗi lần đều đưa tiền cho người có thẩm quyền giải quyết vì "cảm kích", chứ không có thỏa thuận chia chác. Việt khai thấy các cán bộ này đều rất vất vả, tận tâm chu đáo với công việc nói chung và với  Việt Á nói riêng nên "chia sẻ lợi ích trên tinh thần Á Đông". 

Như nội dung cáo trạng nêu, Tổng giám đốc Việt Á thừa nhận đã đưa cho cựu vụ phó Trịnh Thanh Hùng 350.000 USD; cho ông Trịnh 200.000 USD; Nguyễn Minh Tuấn 300.000 USD; Nguyễn Nam Liên, cựu vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế, nhận 100.000 USD; cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh 200.000 USD.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an tỉnh Gia Lai đã triệt phá một đường dây mua bán dâm dưới 18 tuổi quy mô lớn hoạt động qua mạng xã hội, khởi tố 6 bị can.

Dù đang chạy tốc độ cao và đoạn đường không được phép lấn làn, không đảm bảo điều kiện an toàn để vượt nhưng tài xế xe khách vẫn bất chấp vượt lên, suýt gây tai nạn trên cao tốc Nội Bài – Lào Cai.

Cơ quan công an đã bắt 7 đối tượng liên quan trong đường dây mua bán trái phép chất ma tuý do đối tượng Nguyễn Bá Khánh cầm đầu.

Công an TP.HCM đã phát đi cảnh báo về chiêu thức lừa đảo mua bán vé máy bay giá rẻ dịp lễ 30/4.

Cán bộ Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) đã phát hiện và bắt giữ một người phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.

Hà Nội đang triển khai đợt cao điểm các biện pháp PCCC, nếu cơ sở nào chưa hoặc chậm trễ trong khắc phục tồn tại sẽ phải gắn biển nhà trọ không đảm bảo an toàn PCCC, đối mặt với những biện pháp xử lý cứng rắn, thậm chí là tạm dừng hoạt động.