Thưởng thức nghệ thuật sắp đặt cầu đi bộ Trần Nhật Duật

Cầu đi bộ trên phố Trần Nhật Duật là một lối giao thông đi bộ kết nối khu phố cổ và khu vực Phúc Tân cửa khẩu Thanh Yên, thuộc quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Dưới sự chung tay của các nghệ sĩ, các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.

Dự án nghệ thuật công cộng trên cầu đi bộ Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm (TP.Hà Nội) được thực hiện bởi nhóm họa sĩ từng tham gia dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân, dự án nghệ thuật công cộng Phùng Hưng như nghệ sĩ Vũ Xuân Đông, Lê Đăng Ninh, Cấn Văn Ân và giám tuyển Nguyễn Thế Sơn.

Với chủ đề “Nước,” các tác phẩm sắp đặt tương tác khắp các vị trí trên cây cầu đi bộ, qua đó biến hóa cây cầu trở thành một bộ sưu tập tác phẩm sắp đặt ánh sáng. Còn chủ đề “Thủy cung” cảm giác giống như một đường hầm thủy cung đầy hấp dẫn với đủ loài cá đại dương đang bơi lội phía trên vòm cầu.

Dọc suốt hành lang thành cầu, tác phẩm sắp đặt ánh sáng với chủ đề “Sóng” của họa sỹ Lê Đăng Ninh cũng gợi lại ký ức của những lớp sóng sông Hồng chuyên chở phù sa suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Các tác phẩm nghệ thuật sắp đặt trên cầu đi bộ phố Trần Nhật Duật đã biến không gian công cộng thành một không gian nghệ thuật hấp dẫn, đặc sắc.

Theo hoạ sĩ Lê Đăng Ninh, anh chọn câu chuyện là "sóng" mang tính trang trí ẩn dụ kết hợp với hình người sinh hoạt của Henri Oger ghi chép lại từ thế kỷ 19 mang hình thái tạo nên tác phẩm hình thái ngôn ngữ và mong muốn với mình là một cái kết nối giá trị văn hoá xưa, bên cạnh mình sử dụng đèn led soi sáng lối đi cho những người qua cầu này.

Ông Trịnh Hoàng Tùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, dự án cầu đi bộ với chủ đề "nước" lần này như gạch nối giữa khu phố cổ trong đê và Phúc Tân ngoài đê tạo nên một không gian nghệ thuật cộng đồng đi bộ thu hút khách du lịch cũng như thúc đẩy kích thích phát triển kinh tế, văn hóa và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

Mặc dù dự án mới đưa vào sử dụng nhưng đã được cộng đồng dân cư đánh giá cao. Dự án này cũng giúp kích thích thói quen đi bộ khám phá các di sản văn hóa nghệ thuật trong đô thị,  cung  như sẽ góp thêm một điểm đến văn hóa ở quận Hoàn Kiếm trong thời gian tới.

Cây cầu đi bộ bắc ngang qua phố Trần Nhật Duật, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) được xây dựng và đi vào sử dụng từ năm 2014.

Cây cầu được thiết kế bằng thép và bê tông cốt thép chiều dài 44,6m, gồm 2 nhịp dầm, chiều rộng cầu 3m, tĩnh không tối thiểu 4,75m. Cầu xây dựng trên 4 mố trụ chính và 1 trụ cầu thang.

Cầu vượt cho người đi bộ qua đê Hữu Hồng - đường Trần Nhật Duật là kết nối giao thông đi bộ sang đường, tạo điều kiện đi lại thuận lợi, an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Sau thời gian dài sử dụng cây cầu đã cũ theo thời gian. Sau khi được sự chấp thuận của UBND quận Hoàn Kiếm, nhóm họa sĩ đã “tân trang” lại ngoại hình của cầu đi bộ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp vốn có, hồ Tây bao năm qua vẫn luôn thu hút thực khách bởi ẩm thực phong phú và đa dạng. Đây là địa điểm không thể bỏ qua nếu ghé thăm Thủ đô Hà Nội.

Trong không gian rộn ràng tiếng máy móc và mùi kim loại, xưởng cơ khí không chỉ là nơi chế tạo nên những cỗ máy mà còn là sân khấu của những người thợ lành nghề.

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.