Thương hiệu “QNED” của LG bị từ chối đăng ký tại Mỹ
Theo Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ (USPTO), đơn đăng ký thương hiệu "QNED" cho các sản phẩm TV, màn hình smartphone của LG đã bị bác bỏ. Đơn này được nộp lên vào tháng 9/2020 nhưng đã bị cơ quan từ chối sau bốn tháng xem xét. Giải thích cho việc này, USPTO nói "QNED" là thuật ngữ đại diện cho Quantum Nano Emitting Diode, một công nghệ màn hình mới đang trong giai đoạn phát triển.
Theo Đạo luật Bằng sáng chế Hoa Kỳ, đơn đăng ký thương hiệu của một sản phẩm nào đó cần phải được xem xét, chứng minh được nó có thể phân biệt rõ ràng với những tên gọi khác nhằm tránh gây nhầm lẫn. Văn phòng không thể từ chối đăng ký, trừ khi tên gọi đăng ký đó đã mô tả sai về sản phẩm. Trong thường hợp của LG, họ có thể tái đăng ký sau 6 tháng, nhưng phải bổ sung hồ sơ chặt chẽ hơn.

Báo Business Korea cho biết, LG Electronics đã nộp đơn vào đầu tháng Tám năm 2020, ngoài "QNED" còn có một số cái tên khác như "NQED", "QNLED". Bên cạnh Mỹ, họ cũng xin đăng ký các thương hiệu này tại các khu vực Hàn Quốc, châu Âu và Úc. Việc cơ quan Mỹ từ chối cấp phép có thể ảnh hưởng tới kế hoạch marketing sản phẩm của LG. Tại CES 2021, hãng đã giới thiệu loạt TV LCD mới mang tên "QNED". Theo giải thích, là sự kết hợp của đèn nền miniLED với công nghệ chấm lượng tử và NanoCell.
Theo Korea Times, đây là động thái trả đũa Samsung của công ty. Bởi cách đọc và cách viết "QNED" rất dễ gây nhầm lẫn với "QLED", là thương hiệu Samsung đang dùng để tiếp thị cho các TV LCD cao cấp. Còn theo Digital Trends, cách đặt tên này thực sự không nên được hoan ngênh, bởi nó càng làm rối thêm tên gọi các dòng TV trên thị trường. Đặc biệt với những người không tìm hiểu về công nghệ, bị bối rối khi đứng trước hàng loạt cái tên QLED, OLED, QNED,...


Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.
Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.
Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.
Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
0