'Thủ phạm' khiến chất lượng không khí Hà Nội ở mức kém
Chỉ số chất lượng không khí, còn được gọi là chỉ số AQI, là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc các chất ô nhiễm trong không khí, nhằm cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, được thể hiện qua một thang điểm.
Theo hướng dẫn, AQI được áp dụng cho 2 loại: AQI ngày là giá trị đại diện cho chất lượng không khí trong 1 ngày; AQI giờ là giá trị đại diện cho chất lượng không khí trong 1 giờ.
Giáo sư Hoàng Xuân Cơ- người có nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về môi trường lý giải: Chỉ số cảnh báo AQI qua hệ thống quan trắc phản ánh chất lượng không khí tại một khu vực cụ thể, vào đúng thời điểm đó, và không mang tính đại diện cho cả thành phố.
Những năm qua, Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí như: xóa bỏ bếp than tổ ong, lò gạch thủ công và giảm thiểu lượng đốt rơm rạ. Thế nhưng, cứ vào thời gian thời tiết giao mùa, cuối tháng 11 đến tháng 2 hằng năm, tình trạng không khí ở Hà Nội lại rơi vào trạng thái cảnh báo.
Theo số liệu phân tích của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 5 yếu tố chính là nguyên nhân khiến chất lượng không khí kém. Đó là: Giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động dân sinh và đốt rác. Gần 50% các yếu tố này đến từ nội tại Hà Nội, và trên 50% đến từ các yếu tố khách quan bên ngoài.
Chuyên gia cho rằng dù mùa đông hay mùa hè, nguồn ô nhiễm phát ra không khí cũng tương đương. Tuy nhiên, đặc trưng của mỗi mùa lại khiến lượng khói bụi có những diễn biến khác nhau, từ đó làm tăng hoặc giảm chỉ số ô nhiễm.
Còn theo chuyên gia khí tượng thủy văn, có 2 hiện tượng thời tiết “chung tay góp phần” khiến không khí nội đô trở nên đặc quánh hơn. Đầu tiên là hiện tượng nghịch nhiệt. Thứ hai có thể kể đến là hiện tượng gió mùa đông bắc.

Hiện tượng này sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu bạn không nhìn thấy những hình ảnh như thế này. Theo tính toán, quanh Hà Nội có tới 67 khu công nghiệp nằm rải rác tại nhiều tỉnh lân cận phía Bắc… cùng khoảng 100 làng nghề. Điều đáng bàn, trong số này nhiều cụm công nghiệp, làng nghề tự phát.

Nhằm giảm thiểu tình trạng chất lượng không khí kém, Hà Nội đã chủ động nhiều giải pháp đồng bộ như: xóa bỏ 99% số lượng bếp than tổ ong, giảm 80% lượng đốt rơm rạ ở ngoại thành, xóa bỏ hàng trăm lò gạch thủ công. Cùng với đó là một lộ trình cụ thể cho cả trước mắt, và dài hạn.
Tuy nhiên, như đã phân tích 50% yếu tố tác động đến chất lượng nguồn không khí Hà Nội đến từ yếu tố bên ngoài. Do vậy, trong cuộc chiến giữ lại hơi thở màu xanh cho người dân thủ đô, Hà Nội không thể đi một mình!


Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.
Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.
Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.
Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.
Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.
0