Hôm nay, chất lượng không khí Hà Nội ở ngưỡng nguy hại

Sáng nay (30/11), Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất từ đầu mùa khi chỉ số chất lượng không khí AQI phổ biến ở ngưỡng rất xấu và nguy hại. Ứng dụng AirVisual xếp Hà Nội ô nhiễm thứ hai thế giới.

Một tuần qua, đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất ở Hà Nội đã diễn ra với xu hướng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ảnh minh hoạ

Sáng ngày 30/11, Hà Nội tiếp tục bao phủ bởi bụi mịn. Ứng dụng theo dõi chất lượng không khí PAM Air ghi nhận chất lượng không khí Hà Nội phổ biến ở ngưỡng rất xấu với chỉ số AQI phổ biến từ 200-300, rất có hại cho sức khỏe tất cả mọi người.

Đáng lưu ý, so với hôm qua, số lượng các điểm đo có chất lượng không khí ở mức nguy hại (mức nguy hiểm nhất do ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tất cả mọi người) tăng đột biến.

Chỉ số AQI của Hà Nội sáng ngày 30/11

Tại điểm đo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Cầu Giấy), hai điểm đo tại Tây Hồ và điểm đo ở Trâu Quỳ (Gia Lâm) đều ghi nhận chỉ số AQI ở mức nguy hại. Nơi có chất lượng không khí kém nhất thủ đô là khu vực đường Hoàng Quốc Việt (Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội) với chỉ số AQI 430 đơn vị - mức rất nguy hiểm, tất cả mọi người có thể bị ảnh hưởng sức khỏe mức nghiêm trọng.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc chủ yếu là ô nhiễm bụi PM 2,5 – loại bụi được coi là "tử thần" trong không khí vì kích thước siêu nhỏ, có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi cũng như đi trực tiếp vào máu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bụi PM2,5 tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi.

Trước tình trạng ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường vừa có văn bản đề nghị các Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương chỉ đạo, tăng cường tần suất quan trắc, công bố kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí trên Cổng thông tin điện tử và phương tiện truyền thông của tỉnh, thành phố, khuyến cáo người dân áp dụng ngay các giải pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với nhóm đối tượng có hoạt động ngoài trời vào 5h-7h sáng và 14h-19h tối.

Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng yêu cầu các địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát các nguồn thải khí thải (đặc biệt là các điểm đốt mở, đốt rác thải, đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp, công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất công nghiệp). Theo đó, yêu cầu các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn kiểm soát, bảo đảm xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn, đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cảnh báo về thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường.

Theo đoạn clip từ camera nhà dân trên đường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi lại, trong lúc chơi bóng trên vỉa hè, một cháu bé đã vô tình để quả bóng lăn ra lòng đường gây tai nạn nghiêm trọng cho người đi đường.

Tại những thành phố lớn như Hà Nội, lượng phương tiện đông, nên việc các xe tùy tiện "điền vào chỗ trống", đi sai làn đường là điều không hiếm gặp trên đường.

Hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa vào rạng sáng 20/4 để đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam.

Bằng việc nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, cầu thị trong việc khắc phục những sai sót, ngành Đăng kiểm đang từng bước lấy lại niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

UBND TP Hà Nội đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu vượt qua nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6. Với quy mô 4 làn xe, dài gần 900m, cầu vượt thép được xây dựng theo hướng đường Lê Trọng Tấn - đường Văn Khê. Tổng mức đầu tư dự kiến là gần 880 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2026-2028.