Thiếu hiểu biết hay cố tình vi phạm đấu giá đất?

Từ lời khai của nhóm đối tượng thực hiện hành vi phá đấu giá đất ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, có thể khẳng định đây không phải là hành động bột phát mà được tính toán rất cẩn thận.

Câu chuyện thông đồng trong đấu giá đất đã được đề cập nhiều lần. Việc “thổi giá”, “bỏ cọc” diễn ra khá phổ biến nhưng chưa từng bị xử lý. Nay “phá” đấu giá đất mới xuất hiện và đang bị điều tra.

Lời khai của Phạm Ngọc Tuấn (Đông Anh - Hà Nội) trước cơ quan điều tra cho thấy sự cấu kết, thông đồng nhằm thao túng đấu giá đất, bất chấp tất cả để đạt được mục đích. Đối tượng Tuấn cho biết: “Đáng ra lúc đó tôi sáng suốt, đáng ra tôi nên ghi nhầm thành. Bởi vì lúc đầu tôi có tâm lý là định cho 10 mảnh cùng đấu tiếp bước giá, bởi vì trong 10 mảnh của tôi đến vòng thứ 5 mới bị đẩy lên khoảng 17 triệu/m2. Nhưng khởi điểm vòng 5 mới là 17 triệu/m2. Nhưng tại vòng 5, lúc đầu tôi nhầm là tôi sẽ đánh cả 10 mảnh. Đánh là sẽ trả khoảng 30 hoặc hai mấy, trả dần các mảnh để vẫn có cơ hội vào vòng 6 để đấu tiếp. Nhưng mà tôi nhớ lại thì vòng 5 là vòng áp chót rồi, nghĩa là sang vòng sau sẽ không còn cơ hội để mà giữ được đất nữa thế là vội vàng tôi mới sửa thành 30 triệu và thêm ba số không nữa để tôi giữ được 3 lô”.

Đấu giá nhiều vòng bắt buộc đang được hầu hết các huyện ngoại thành Hà Nội áp dụng khi giá khởi điểm vẫn áp ở mức quá thấp so với giá thị trường. Quy định tưởng chặt chẽ lại đang tạo nhiều lỗ hổng. Những đối tượng có ý định phá hoại sẽ đẩy lên mức giá không tưởng, rồi đến các vòng sau bỏ cuộc. Kết quả là lô đất đó sẽ buộc phải đấu giá lại tại một buổi khác.

Hành vi này diễn ra tại cuộc đấu giá ở huyện Thanh Oai ngày 30/11 vừa qua. Tất cả 22 lô đất tại xã Đỗ Động đều đấu giá không thành công. Cụ thể, đến vòng thứ 8, giá cao nhất của các lô đất được trả lên tới hơn 70 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, đến vòng thứ 9, khách hàng đồng loạt không trả giá tiếp. Nghi vấn về sự thông đồng, móc nối để phá đấu giá đất tiếp tục được đưa ra, huyện Thanh Oai đã có quyết định dừng cuộc đấu giá 39 thửa đất tại xã Đỗ Động dự kiến tổ chức vào ngày 7/12 và 21/12 tới. Những dấu hiệu bất thường tại phiên đấu giá 22 thửa đất ngày 30/11 cũng đang được Công an huyện xác minh.

Từ trả giá cao, tạo sốt ảo, “kích sóng” đất nền đến phá hoại, hành vi thao túng đấu giá đất, lũng đoạn thị trường bất động sản phải được điều tra, xử lý nghiêm. Đó là yêu cầu đặt ra lúc này và cũng là mong muốn của nhiều người dân nơi có đất đấu giá. Bởi từ lâu, dù có nhu cầu họ cũng hiếm khi tiếp cận được.

Những dấu hiệu bất thường trong đấu giá đất đã được Đài Hà Nội liên tục phản ánh từ đầu tháng 8 đến nay. Ngoài công tác tổ chức, thì những tồn tại khi áp giá khởi điểm, thiếu chế tài răn đe đang là những lỗ hổng bị một số đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lũng đoạn, thông đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nghị định 76 của Chính phủ sau 20 ngày có hiệu lực đã gỡ khó cho nhiều dự án đang vướng mắc, đặc biệt là việc xác định thời điểm để tính tiền sử dụng đất.

Thủ tướng Chính phủ đã liệt kê mua bán căn hộ chung cư vào danh mục sản phẩm phải đăng ký hợp đồng theo mẫu tại các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) sáng 19/4 đã khởi công xây dựng Tòa nhà B1, B2 - Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại phường Đồng Văn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xin ý kiến về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại Luật Đất đai năm 2024.

Hàng loạt gian hàng tại các trung tâm thương mại đang phải đóng cửa, mặt bằng bỏ trống dù nguồn cung không ngừng gia tăng.

Bộ Xây dựng vừa thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chỉ tiêu nhà ở xã hội hoàn thành năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ giao trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Quảng Ninh, Quảng Nam, Thành phố Huế.