Thiết kế chip mới từ Samsung & IBM sẽ giúp thời lượng pin smartphone lên đến 1 tuần

Thiết kế bán dẫn mới sẽ áp dụng cách xếp chồng transistor trên một con chip theo chiều dọc. Kiến trúc mới đó sẽ được bổ sung các Vertical Transport Field Effect Transistors (VTFET), tức là những transistor sẽ nằm vuông góc với nhau và dòng điện chạy qua chúng theo phương thẳng đứng. Thực tế, trong các bộ xử lý và SoC hiện tại, các transistor được đặt phẳng theo chiều ngang trên bề mặt và dòng điện sẽ chạy từ bên này sang kia. Loại transistor mới này sẽ giúp mật độ những thành phần đó trên mỗi chip trở nên dày đặc hơn so với các kiến trúc ở hiện tại. Do đó, nó sẽ cải thiệu hiệu năng cũng như độ hiệu quả sử dụng năng lượng.
Samsung và IBM muốn mở rộng Định luật Moore vượt ra khỏi ngưỡng nm cũng như lãng phí ít năng lượng hơn trong quá trình này. Hai gã khổng lồ tuyên bố rằng nó sẽ tăng hiệu năng lên gấp đôi hoặc sử dụng ít năng lượng hơn 85% so với các con chip sử dụng transistor FinFET hiện tại.

Samsung và IBM là hai trong số những công ty đầu tiên công bố công nghệ mới. Tuy nhiên, họ không phải là duy nhất. Một gã khổng lồ khác trong ngành chip, Intel, cũng đang nghiên cứu về những con chip xếp chồng lên nhau nhằm tiết kiệm diện tích. Mục tiêu của Intel cũng là giảm độ dài liên kết và tiết kiệm năng lượng hơn nhằm giúp con chip hiệu quả hơn cũng như hoạt động tốt hơn. Intel đặt mục tiêu hoàn thiện thiết kế cho những con chip quy mô angstrom này vào năm 2024. Nó sẽ xuất hiện trong tiến trình “Intel 20A” của công ty cùng các transistor RibbonFET.
Điều thú vị là IBM và Samsung cũng đưa ra những tuyên bố táo bạo khi đề cập đến các lợi ích của công nghệ này. Theo hai công ty, một ngày nào đó, tiêu chuẩn mới có thể cho phép smartphone sử dụng được cả tuần với chỉ 1 lần sạc. Điều đó thực sự ấn tượng trong một thế giới mà chúng ta cần sạc những chiếc smartphone siêu đắt đỏ hàng ngày. Họ cũng xác nhận rằng nó có thể thực hiện một số tác vụ nhất định cần đến sức mạnh, chẳng hạn như đào tiền điện tử, với mức tiêu thụ điện năng hiệu quả hơn. Do đó, chúng sẽ ít tác động đến môi trường hơn.
Đáng tiếc, IBM và Samsung lại không tiết lộ khi nào thiết kế này sẽ được triển khai thương mại. Tuy nhiên, không quá bất ngờ khi phải vài năm nữa, công nghệ này mới trở thành hiện thực. Hiện tại, thế giới mới chỉ đạt đến tiến trình 4nm và chúng ta vẫn đang chờ các công ty thử nghiệm 3nm cũng như 1nm trước khi phá vỡ rào cản.


Một công ty công nghệ tại Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc, vừa công bố phát triển thành công loại “da điện tử” (e-skin) siêu mỏng.
Trong bối cảnh nhu cầu kết nối internet tốc độ cao ngày càng trở nên thiết yếu, đặc biệt ở những vùng chưa và khó có thể phủ sóng 4G, 5G, dịch vụ internet vệ tinh do Space X phát triển, còn gọi là Starlink đang thu hút được nhiều sự chú ý.
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.
Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.
0