Thị trường robot dịch vụ tăng trưởng nhanh chóng ở Trung Quốc
Trong 3 năm qua, số lượng các công ty Trung Quốc tham gia vào ngành công nghiệp robot dịch vụ đã tăng 296% và quy mô thị trường dự kiến sẽ đạt 85,7 tỷ nhân dân tệ, khoảng 12 tỷ đô la Mỹ vào năm 2024, đưa Trung Quốc trở thành một trong những thị trường robot, bao gồm sản xuất và cung ứng, lớn nhất thế giới.
Robot dịch vụ được đánh giá ngày càng quan trọng và có thể thay thế con người trong một số công việc hàng ngày, cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giảm bớt lao động chân tay.

Thị trường Robot dịch vụ tăng trưởng nhanh chóng ở Trung Quốc
Chúng hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực từ thực phẩm và đồ uống, chăm sóc sức khỏe, khách sạn, dịch vụ xây dựng và hậu cần, cho đến làm các nhiệm vụ như chào đón khách, giao bữa ăn, chuyển phát nhanh bưu kiện, dọn dẹp và hỗ trợ y tế.
Các nhà nghiên cứu tại Học viện Trí tuệ nhân tạo Bắc Kinh gần đây đang thử nghiệm một nguyên mẫu robot siêu âm tim nhằm giúp cải thiện hiệu quả chẩn đoán. Dự kiến robot sẽ được đưa vào ứng dụng lâm sàng để kiểm tra động mạch cảnh, gan, túi mật, lá lách, tuyến tụy, thận và các bộ phận khác của cơ thể sau khi thu thập được nhiều dữ liệu hơn.
Ông Huang Gao, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu robot siêu âm thông minh tại Học viện Trí tuệ nhân tạo Bắc Kinh, cho biết: “Trên thế giới, cho đến nay chưa có trường hợp nào sử dụng robot để thực hiện siêu âm tự động trên cơ thể người thật. Nhóm của chúng tôi đã dành hai năm rưỡi để giải quyết một số vấn đề kỹ thuật khó khăn trong nỗ lực này. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được chứng chỉ cấp phép trong hai đến ba năm tới”.

Công ty công nghệ thông minh RealMan có trụ sở ở thủ đô Bắc Kinh là đơn vị chuyên phát triển cánh tay robot hình người, trong đó đáng chú ý là robot vật lý trị liệu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Robot vật lý trị liệu AI này có khả năng mô phỏng các kỹ thuật massage của y học cổ truyền Trung Quốc. Dù mới chỉ ra mắt hồi tháng 4 năm nay, nhưng công ty đã nhận được đơn đặt hàng từ khắp cả nước.
Ông Li Mingyang, Giám đốc nghiên cứu và phát triển, Công ty Công nghệ thông minh Realman, cho hay: “Từ tháng 4 đến đầu tháng 8, chúng tôi đã bán được khoảng 200 chiếc robot vật lý trị liệu với giá khoảng 150.000 nhân dân tệ, tương đương 20.100 đô la Mỹ mỗi chiếc”.

Chính phủ Trung Quốc đặt tham vọng nước này trở thành nơi sản xuất robot hàng đầu thế giới. Theo đề cương phát triển ngành công nghiệp robot trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 năm 2021-2025, Trung Quốc sẽ là trung tâm đổi mới toàn cầu về công nghệ robot.
Dự kiến năm 2025, Trung Quốc hoàn thiện và đưa robot hình người vào sản xuất hàng loạt. Đến 2027, những cỗ máy này sẽ có khả năng học hỏi và trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế hàng đầu ở đất nước tỷ dân.


Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.
Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.
Đức đã công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, tên lửa phòng không và lựu pháo, cùng nhiều vũ khí khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.
0