Thí điểm tuyến xe khách Hà Nội - Sa Pa
Trước mắt, việc thí điểm này sẽ tạo thuận lợi hơn cho người dân, giảm bớt thời gian và chi phí trung chuyển giữa các bến. Tuy nhiên, cũng còn nhiều lo ngại việc này sẽ tạo tiền lệ cho các doanh nghiệp vận tải khác đề xuất mở thêm nhiều tuyến mới, từ đó sẽ phá vỡ quy hoạch luồng tuyến vận tải của Hà Nội theo phương án phân luồng, khi mà phương án này đã phát huy hiệu quả trong việc hạn chế xe khách đi xuyên tâm, tránh xung đột, ùn tắc giao thông trong suốt nhiều năm vừa qua.
Theo phương án thí điểm được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận, tuyến vận tải mới, xe khách liên tỉnh đi từ bến xe Giáp Bát hay bến xe Nước Ngầm đến bến xe thành phố Lào Cai hay bến xe Sa Pa và ngược lại, sẽ thực hiện ngoài giờ cao điểm và đi theo hướng cầu Thanh Trì, phù hợp với tổ chức giao thông, không chạy xuyên tâm; dự kiến sẽ thực hiện trước Tết Nguyên đán 2025 nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
Theo nhiều lái xe khách, phương án thí điểm này sẽ tạo nhiều thuận lợi hơn cho người dân ở các khu vực xa trung tâm các tỉnh. Đặc biệt là tạo cơ hội cho xe khách tuyến cố định có khả năng hơn trong việc cạnh tranh với xe hợp đồng trá hình, đang có xu hướng phát triển bùng nổ trong vài năm trở lại đây.
Vấn đề đặt ra là việc mở tuyến mới liệu có quản lý, giám sát tránh lách quy định đi xuyên tâm, gây phức tạp về tình hình trật tự ATGT như thời điểm chưa có quy hoạch về luồng tuyến hay không. Bên cạnh đó, cũng cần nghiên cứu cắm biển dừng, đỗ, đón trả khách phù hợp cho tuyến thí điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người dân và doanh nghiệp, giám sát được lộ trình di chuyển tuyến thí điểm này.
Ông Nguyễn Tuyển - Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT thành phố Hà Nội, cho biết: “Khi bắt đầu đi vào hoạt động, chúng tôi sẽ giám sát việc thực hiện đó có đúng không. Nếu chạy không đúng hành trình, chạy xuyên tâm thành phố là cho dừng ngay. Chúng tôi chỉ chấp thuận cho chạy từ 19h30 đến 5h sáng mà lại hoạt động ngoài khung giờ đó ở khu vực các bến xe thì chúng tôi cũng yêu cầu dừng".
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và việc thí điểm đạt hiệu quả cao, trước mắt hai bến xe được lựa chọn là điểm đầu của tuyến Hà Nội – Sapa là bến Nước Ngầm và Giáp Bát. Các bến này đã hoàn tất các thủ tục để đón xe của tuyến này vào bến. Một số doanh nghiệp vận tải tại các bến này đánh giá cao việc thí điểm cho xe khách chạy về huyện, thị trấn. Đây là cơ hội để người dân được sử dụng dịch vụ vận tải khách thuận tiện, an toàn với mức giá rẻ, giảm bớt chi phí, thời gian trung chuyển đến và đi các đầu bến, cũng như hạn chế hoạt động của xe dù, bến cóc, kiểm soát được tình hình xe hợp đồng trá hình.
Nhân viên một công ty giao hàng nhanh có chi nhánh tại An Giang đã tạo dựng vụ trộm giả để chiếm đoạt gần 150 triệu đồng của công ty.
Với 8 Chương, 58 Điều, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã được chỉnh lý theo nguyên tắc quy định các chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho tất cả người lao động nói chung, cơ bản không phân biệt các đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những quy định chính sách hỗ trợ riêng cho một số đối tượng đặc thù, đối tượng yếu thế.
Chương trình khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí là một hoạt động có ý nghĩa, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng được các bệnh viện duy trì từ nhiều năm nay, mang lại hiệu quả thiết thực khi chung tay chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhất là đối với người có công với cách mạng.
Người lao động mất việc do sắp xếp bộ máy, hay mất việc do tự động hóa, trí tuệ nhân tạo cần được bổ sung vào đối tượng hưởng hỗ trợ chuyển đổi nghề. Cùng với đó, thủ tục để thực hiện các thủ tục từ trợ cấp thất nghiệp, vay vốn tạo việc làm cũng cần đơn giản hóa.
Dự Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) sẽ cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế, sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời”.
Với phương châm “Trao cần câu thay vì cho con cá”, đến hết năm 2024, Hà Nội đã không còn hộ nghèo; chỉ tiêu giảm nghèo đã về đích trước một năm so với kế hoạch đề ra cho cả giai đoạn 2021–2025.
0