Thay đổi chính sách trong quản lý thương mại điện tử

Để quản lý hiệu quả kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, các quy định chính sách cần có sự thay đổi phù hợp để theo kịp với tốc độ phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này.

Năm 2024, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam vượt mốc 25 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, chiếm tỷ trọng khoảng 9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Từ ngày 18/2, hàng nhập khẩu giá trị dưới 1 triệu đồng sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng theo Quyết định 01 của Thủ tướng Chính phủ. Theo tính toán của Tổng cục Hải quan, trung bình mỗi năm, trị giá hàng nhập khẩu qua chuyển phát nhanh được miễn thuế lên đến 27.000 tỷ đồng. Nếu áp dụng mức thuế 10%, ngân sách sẽ tăng thêm khoảng 2.700 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, thời điểm này, đơn hàng tính thuế phát sinh số lượng lớn, các thủ tục thông quan phải kê khai trên giấy dẫn đến thời gian chờ đợi lâu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Bà Lê Thị Hiền Lương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh - Cục Hải quan Hà Nội cho hay: “Hiện tại, hệ thống chưa hỗ trợ nên chúng tôi đã hướng dẫn doanh nghiệp để tránh những sai sót và thông quan nhanh chóng. Trong thời gian tới, hệ thống hải quan được hoàn thiện, việc thu thuế sẽ nhanh chóng hơn và việc thông quan tờ khai của doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn”.

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, quy định này được triển khai không chỉ góp phần gia tăng đáng kể số thu ngân sách Nhà nước, mà còn tạo sân chơi công bằng cho hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập khẩu.

Bắt đầu từ tháng 4 tới đây, một quy định nữa cũng được đánh giá là sẽ siết chặt quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử, đó là các sàn thương mại điện tử sẽ nộp thuế thay người bán hàng trực tuyến. Đại diện TikTok tại Việt Nam cho biết, khi quy định này có hiệu lực, sẽ tuân thủ pháp luật của Việt Nam; đồng thời mong muốn có thêm hướng dẫn cụ thể để việc triển khai này được thuận lợi.

Ông Nguyễn Lâm Thanh - Đại diện TikTok Việt Nam cho rằng: “Để quy định này có thể triển khai hiệu quả, việc xác thực thông tin tài khoản người bán bằng CCCD hoặc qua VNeID cần tiếp tục được đẩy mạnh”.

Năm 2024, doanh thu của 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam bao gồm Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo là hơn 318.000 tỷ đồng. Với mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên, đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh doanh thương mại điện tử là một động lực quan trọng. Các chính sách mới đi vào hoạt động sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, người nộp thuế, chống thất thu thuế, tạo động lực cho thương mại điện tử phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

FiinGroup cho rằng, trong giai đoạn nhiều biến động như hiện nay, việc lựa chọn cổ phiếu cần dựa trên ba yếu tố then chốt.

Cổ phiếu VIC bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh với khối lượng 61,87 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 4.446 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, qua đó hướng đến gỡ nút thắt nợ xấu.

Giá vàng trong nước ngày 19/4 bất ngờ lao dốc không phanh với mức giảm lên tới 8,5 triệu đồng/lượng so với mức đỉnh ngày 18/4, khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang.

Các chuyên gia cho rằng tăng nội lực chính là con đường để tăng sức bền, giúp kinh tế Việt Nam đứng vững trong một thế giới nhiều biến động.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 19/4 đã tổ chức Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”.