Thành tựu đối ngoại của Biden: Dùng khác biệt để cách biệt
Gần 4 năm trước, ông Biden đã phát đi thông điệp đối ngoại trọng tâm là đưa "ngoại giao trở lại tâm điểm của chính sách đối ngoại" của nước Mỹ, sau 4 năm chính sách đối ngoại của Mỹ bị cương toả trong vòng kim cô của khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết" của người tiền nhiệm là ông Donald Trump thuộc Đảng Cộng hoà.
Ông Biden dùng việc tổng kết thành quả đối ngoại của mình không phải đơn thuần chỉ để thể hiện là đã có được nhiệm kỳ cầm quyền rất thành công về đối ngoại, mà còn làm rõ sự khác biệt giữa thành công của mình và thất bại của ông Trump về đối ngoại, cũng như để tạo dựng nên sự cách biệt về thành tựu đối ngoại giữa mình và ông Trump, tạo nấc thang thành công thách thức ông Trump trong nhiệm kỳ cầm quyền sắp tới về đối ngoại trong hàm ý người này không thể bằng được mình.
Ông Biden liệt kê ra đầy đủ những thành quả đối ngoại có ý nghĩa quan trọng to lớn đối với nước Mỹ, để qua đó đề cao vai trò của chính mình: Nước Mỹ thắng trong cuộc ganh đua trên thế giới; Trung Quốc không bao giờ bằng được Mỹ và Nga không đạt được bất cứ mục tiêu chiến lược nào đặt ra cho cuộc chiến tranh ở Ukraine giữa Nga và Ukraine; nước Mỹ hiện tại hùng mạnh hơn rất nhiều so với cách đây 4 năm.
Ông Biden quả quyết nước Mỹ "lại lãnh đạo và thống nhất các quốc gia", "xác định chương trình nghị sự cho cả thế giới" và tập hợp các nước hậu thuẫn "những kế hoạch và sứ mệnh của nước Mỹ". Ông Biden đặc biệt nhấn mạnh việc nước Mỹ "không còn tiến hành cuộc chiến tranh nào nữa".
Tất cả những điều trên đều khác biệt rất cơ bản so với thời ông Trump cầm quyền và ông Trump rất khó có thể đạt được, kế thừa hay tiếp nối, nếu không thay đổi và điều chỉnh định hướng cũng như cách thức cầm quyền được thực thi ở nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ trước đấy.
Tổng kết trên của ông Biden không phải hoàn toàn không có cơ sở và không phải tất cả đều quá lời. Ông Biden đã thống nhất nội bộ và củng cố được sức mạnh của Khối Phương Tây trên nhiều phương diện và đã khôi phục được vị thế, vai trò và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Sự bất hợp tác của phe Đảng Cộng hoà, rạn nứt trong nội bộ phía Đảng Dân chủ Mỹ, các cuộc chiến tranh ở Ukraine và ở khu vực Trung Đông đều thách thức năng lực cầm quyền của ông Biden. Hệ luỵ của chuyện rút quân Mỹ khỏi Afghanistan và hoạt động khủng bố của những lực lượng Hồi giáo cực đoan phủ bóng đen xuống thành quả đối ngoại của ông Biden. Nga và Trung Quốc đã cho ông Biden thấy rõ giới hạn của sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới. Dù vậy, ông Biden cũng vẫn đã tạo nên được sự khác biệt và cách biệt với ông Trump về đối ngoại mà người này khó có thể khắc phục được trong thời gian 4 năm tới.


Tiến trình đàm phán giữa Mỹ và Iran về giải pháp cho vấn đề chương trình hạt nhân của Iran đã tiến triển thuận lợi cho dù những gì đạt được mới chỉ là những bước đi dò dẫm ban đầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa tiếp tục dính nghi vấn lộ kế hoạch mật liên quan tới các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen trong cuộc trò chuyện trên nhóm trò chuyện Signal.
Quân đội Israel ngày 20/4 đã thừa nhận có những sai sót về mặt chuyên môn trong vụ nổ súng khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine ở Gaza thiệt mạng vào tháng trước, đồng thời sa thải một phó chỉ huy thực địa sau cuộc điều tra.
Đức đã công bố một gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, bao gồm xe bọc thép, tên lửa phòng không và lựu pháo, cùng nhiều vũ khí khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 20/4 cho biết, ông hy vọng Nga và Ukraine sẽ đạt được thỏa thuận trong tuần này để chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Việc hai thị trường tiêu thụ hàng xa xỉ lớn nhất thế giới Mỹ và Trung Quốc tiếp tục tăng mức áp thuế hàng nhập khẩu đáp trả nhau sẽ khiến ngành công nghiệp hàng xa xỉ phải trải qua một năm đầy chông gai.
0