Bình luận về phát biểu nhậm chức của ông Trump

Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Trump ngày 20/1 được nhận xét là không khác gì một tuyên bố chiến thắng, khi ông khắc họa bản thân như người giải cứu nước Mỹ.

Trưa 20/1 (giờ địa phương, tức rạng sáng 21/1 theo giờ Việt Nam), Tổng thống thứ 45 của Mỹ Donald Trump tuyên thệ trở thành tổng thống thứ 47, chính thức đến được "bến bờ của mong ước" khi một lần nữa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Bài phát biểu nhậm chức của ông Trump dài, được trình bày với biểu cảm gần như không hề thay đổi trong gần một giờ đồng hồ với tông điệu không quyết liệt như vẫn thường biểu lộ.

Nội dung về cơ bản không khác nhiều những gì mà ông đã thể hiện trong bài phát biểu nhậm chức Tổng thống Mỹ cách đây 8 năm, trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống Mỹ vừa rồi và từ sau khi đắc cử đến nay. Theo đó, quả quyết sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại và thịnh vượng, tin tưởng sẽ đạt được những thành tựu phát triển huy hoàng "như xưa nay chưa từng thấy trong lịch sử nước Mỹ".

Ông Trump tính sổ với chính quyền của ông Joe Biden dù không nêu đích danh ông Biden, phác hoạ lên bức tranh rất tồi tệ về thực trạng nước Mỹ và phê trách chính quyền tiền nhiệm rất nặng nề. Ông thẳng thừng tuyên bố sẽ lật ngược gần như hoàn toàn mọi chính sách và quyết sách cầm quyền của người tiền nhiệm. Ông Trump không chỉ rửa hận cho việc bị ông Biden đánh bại năm 2020 mà còn hàm ý phải tiếp nhận di sản tệ hại từ chính quyền tiền nhiệm.

Ông Trump dành khá nhiều thời gian để trình bày về những gì dự định sẽ làm ngay trong ngày cầm quyền đầu tiên. Ông trình bày những vấn đề như: chặn người nhập cư trái phép và trục xuất người nhập cư trái phép; triển khai quân đội trấn ải biên giới phía Nam; chống tội phạm; ngừng thực hiện chương trình bảo vệ khí hậu trái đất Green Deal; huỷ bỏ chính sách bắt buộc các hãng chế tạo ô tô phải chế tạo ô tô điện, cho phép khai thác và sử dụng dầu khí; chỉ công nhận hai giới tính là nam và nữ; áp thuế quan đối với nước ngoài; tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ, cam kết giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama, đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh nước Mỹ, khôi phục tên gọi Đỉnh Kingsley; đưa người lên Sao Hoả.

Tất cả những điều trên đều không mới lạ. Ông Trump không nêu đích danh Canada, Mexico hay Trung Quốc, EU hay Brics để áp thuế quan mới và không đề cập cụ thể đến thời hạn chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine. Cùng với đó, ông Trump xác định luôn di sản chính trị của mình được công nhận là "người kiến tạo hoà bình và hoà giải".

Ông Trump phát biểu nhậm chức nhưng vẫn theo phong cách của một buổi vận động tranh cử, nhằm làm hài lòng những người ủng hộ mình hơn là chinh phục cả những ai đã và đang không ủng hộ mình. Ông Trump rất mập mờ và chưa cụ thể về thực hiện những cam kết và tuyên cáo trên như thế nào. Biểu lộ của ông không thay đổi nhiều so với trước trong cung cách cầm quyền.

Do đó, những giấc mộng lớn của ông Trump có trở thành hiện thực hay không vẫn là câu hỏi lớn, chưa có được câu trả lời kể cả sau bài phát biểu nhậm chức của ông.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.

Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.