Thách thức từ sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Từ cuối tháng 9, từ khoá Temu được tìm kiếm rất nhiều trên các kho ứng dụng với nhiều mặt hàng được quảng cáo có mức giá rẻ đến khó tin. Tuy nhiên sự bùng nổ của sàn thương mại điện tử này đang đặt ra những thách thức lớn đối với Việt Nam.

Quảng cáo rầm rộ với những lời mời gọi mua sắm giá siêu rẻ, giảm tới 90%, dù mới vào Việt Nam nhưng sàn thương mại điện tử Temu đang thu hút lượng lớn người mua hàng.

Hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển thương mại điện tử trung bình khoảng 25%/năm, thuộc top đầu khu vực Đông Nam Á. Số lượng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến hiện tại đã vượt ngưỡng 61 triệu người với giá trị mua sắm trực tuyến vào khoảng 336 USD/người. Do đó nếu chiếm lĩnh thị phần về thương mại điện tử, Temu sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với những sàn thương mại điện tử trong nước và các doanh nghiệp Việt.

Kinh doanh mặt hàng thời trang chủ yếu trên sàn thương mại điện tử, áp lực về chi phí nhân công, nguyên liệu, kho bãi, Công ty Cổ phần thương mại thời trang Liin Clothing giờ đây còn tiếp tục gánh thêm nỗi lo về áp lực cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập giá rẻ trên ứng dụng nước ngoài.

Ông Dư Tuấn Toàn, Trưởng phòng thương mại điện tử - Công ty Cổ phần thương mại thời trang Liin Clothing cho biết: “Hiện nay các sàn thương mại điện tử nước ngoài như Temu đổ bộ vào Việt Nam với mức giá rất rẻ. Chúng tôi tự tin về chất lượng nhưng người tiêu dùng thì vẫn có xu hướng chuộng hàng giá rẻ. Do đó, doanh nghiệp khá lo lắng khi quý cuối năm đang phải đẩy mạnh bán hàng để hoàn thành mục tiêu lợi nhuận”.

Việc bảo vệ người tiêu dùng đối với các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới được thực hiện như thế nào cũng là câu hỏi được đặt ra. Vừa qua, Bộ Công Thương đã cùng với Tổng Cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hoá, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới.

Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng quản lý hoạt động thương mại điện tử - Cục thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương cho hay: “Chúng tôi đã tích cực phối hợp với Uỷ ban cạnh tranh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng; đồng thời cùng với Tổng Cục Quản lý thị trường và Tổng Cục Hải quan tăng cường kiểm soát hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới và sẽ có giải pháp cụ thể; cùng với đó, phối hợp với Bộ Thông tin truyền thông xử lý những nền tảng xuyên biên giới cố tình không thực hiện pháp luật Việt Nam”.

Mới đây, sàn thương mại điện tử Temu đã có văn bản xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam sau khoảng thời gian gây sốt mà chưa đăng ký cung cấp dịch vụ. Dù khuyến khích thương mại điện tử, không bài trừ hay tẩy chay bất cứ sàn thương mại điện tử nước ngoài nào, nhưng Việt Nam sẽ phải kiểm soát chặt chẽ để chống gian lận thương mại, trốn thuế, đảm bảo công bằng, minh bạch cho doanh nghiệp nội địa cũng như quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ phải nỗ lực hơn nữa trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Quản lý, giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đối với Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam.

Giá vàng trong nước không có nhiều biến động mạnh trong kết phiên cuối tuần (ngày 20/4).

Thị trường vàng thế giới đã chứng kiến một tuần biến động mạnh, sau khi vàng thiết lập mốc kỷ lục giá mới trước khi quay đầu giảm.

Hàng loạt công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính với kết quả khá bất ngờ khi ghi nhận lợi nhuận lao dốc dù kết thúc Quý I/2025 chỉ số VN-Index đã tăng cao vượt 1.300 điểm.

Trong tuần tới (21/4 - 27/4) sẽ có 17 ngân hàng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025. Ngoại trừ SEABank tổ chức ở Hải Phòng và Kienlongbank họp trực tuyến, đa số các ngân hàng lựa chọn tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM.

Không phải doanh nghiệp nào cũng dễ dàng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng, do khó đáp ứng được các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo.