Tết ông Công, ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời từ lâu đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa người Việt, nhằm gửi gắm nhiều điều ước vọng để đón một năm mới bình an, hạnh phúc.

Vào ngày này, những khu chợ truyền thống ở Hà Nội luôn đông đúc, nhộn nhịp từ sáng sớm.

Chị Phùng Thị Thảo (Thanh Trì, Hoàng Mai) năm nào cũng đi chợ sớm mua cá chép về cúng ông Công, ông Táo. Năm nay, theo chị ra chợ còn có thêm những đứa trẻ háo hức vừa quan sát, vừa học hỏi về những điều mà chúng chưa được biết. "Ngày lễ này mình cùng các con đi mua cũng để giới thiệu thêm cho các con về phong tục truyền thống của Việt Nam. Các con đều hứng thú và rất thích", chị Thảo cho biết.

Sau khi đi chợ về, gia đình chị Thảo bắt tay vào làm mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo. Dù không ở cùng ông bà, nhưng những món ăn truyền thống như gà luộc, xôi, nem rán, giò lụa... vẫn luôn được anh chị duy trì trên mâm cỗ cúng.

Anh Nguyễn Ngọc Linh (Thanh Trì, Hoàng Mai) chia sẻ, 23 tháng Chạp năm nào gia đình anh cũng sẽ làm mâm cơm tiễn các ông Táo về trời sau một năm làm việc và giúp đỡ cho gia đình. "Các món ăn trong mâm cơm cúng theo thời gian cũng dần thay đổi, nhưng vẫn không thể thiếu các món như nem rán, gà luộc và một đĩa xôi", anh Linh nói.

Với nhiều gia đình ở Hà Nội, lễ cúng ông Công, ông Táo không chỉ là nghi thức tiễn Táo quân về trời, mà còn là dịp để gia đình cùng sum họp, cùng nhau giữ gìn những phong tục truyền thống của cha ông. Chị Thảo hi vọng, những bữa cơm trong phong tục truyền thống không chỉ là sự cầu mong một năm mới an lành, gia đình hạnh phúc, mà còn là khoảng thời gian cả nhà được sum họp, quây quần bên nhau.

Sau lễ cúng, nghi thức thả cá cũng được nhiều gia đình duy trì. Nghi thức này chứa đựng mong ước về một năm mới bình an, sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Điểm nhấn của Festival Phở Hà Nội năm nay, lần đầu tiên công nghệ AI Chatbot được đưa vào tư vấn nhằm nâng cao trải nghiệm của khách tham dự.

Nghề thổi thuỷ tinh ở Vạn Nhất đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây. Họ quen tay, quen việc, quen cả tiếng lửa tí tách mỗi ngày.

Trên hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội sống và làm việc, Thùy Linh - một bạn trẻ gen Z đã có nhiều trải nghiệm bất ngờ trên mảnh đất chữ S.

Tháng tư đến, Hà Nội lại chìm đắm trong sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn. Những bông hoa đơn giản mà thanh khiết, mang chút bình yên giữa nhịp sống hối hả của thành phố.

Mỗi năm, cứ đến tháng Tư, Hà Nội lại đón mùa hoa loa kèn như một lời nhắc rằng, dù cuộc sống có đổi thay, vẫn có những điều giản dị mà đẹp đẽ sẽ quay trở lại.

Trên khu vực phố cổ Hà Nội, hầu như các nhà mặt đường đều là các cửa hàng, cửa hiệu phục vụ khách du lịch trong và nước ngoài, trong đó nhiều cửa hàng luôn luôn đông khách, đắt hàng.