Tây Đằng, ngôi đình như một bảo tàng nghệ thuật dân gian

Xứ Đoài đã đi vào câu ca xưa với cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài... Nơi xứ Đoài, Tây Đằng được biết đến là một trong số những ngôi đình cổ nhất Việt Nam với gần 500 năm tuổi.

Đình thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử của tín ngưỡng Việt, là anh hùng văn hóa, anh hùng dân tộc và là anh hùng trị thủy, được nhân dân tôn vinh là Nam Thiên Thánh Tổ.

Với vẻ đẹp kiến trúc tinh tế và những họa tiết chạm khắc độc đáo, đình Tây Đằng nằm uy nghiêm giữa không gian rộng lớn. Đình được chia làm hai phần chính: Nghi Môn và Đại Bái. Đại đình cùng với hồ bán nguyệt tả hữu phu và Nghi Môn hợp thành một thể thống nhất mang ước vọng cầu mùa no đủ.

Trong đình là những bức chạm khắc sống động với hơn 1.300 chi tiết tinh xảo, độc đáo, mỗi chi tiết là một câu chuyện. Những con rồng uy mãnh, những con phượng rực rỡ, những hình ảnh sinh hoạt đời thường như đốn củi, đuổi hổ, làm xiếc, mẹ gánh con… đều được tái hiện sống động trên từng mảnh gỗ.

Ngôi đình đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt từ năm 2013.

Mỗi khi mùa xuân đến, không khí lễ hội lại rộn ràng khắp đất trời xứ Đoài. Lễ hội đình Tây Đằng được tổ chức từ mùng 10 - 15 tháng Giêng, cứ 5 năm một lần. Lễ hội là dịp để con cháu tưởng nhớ công ơn các bậc tiền nhân và cầu mong sự bình an, may mắn cho năm mới. Lễ hội được bắt đầu với những nghi thức trang nghiêm như rước kiệu Thánh Tản Viên - vị thần linh thiêng, cùng với hai tướng Cao Sơn và Quý Minh, qua các con đường làng, mời gọi sự hiện diện của các vị thần, nhằm bảo vệ và mang lại phúc lộc cho dân làng.

Phần hội của lễ hội đình Tây Đằng cũng vô cùng sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa dân gian. Các trò chơi như: đấu vật, kéo co, cờ tướng, bóng chuyền hơi, bịt mắt đập niêu, chạy hóa trang… thu hút đông đảo người dân tham gia, tạo nên một không gian vui tươi, đậm đà tình làng nghĩa xóm. Các hoạt động văn hóa diễn ra trong không gian linh thiêng tại sân đình cổ đã tạo nên một bức tranh đa sắc màu trong ngày hội.

Lễ hội đình Tây Đằng không chỉ đơn thuần là một sự kiện tâm linh, mà còn là dịp để người dân nơi đây thể hiện tình yêu quê hương, truyền thống văn hóa và niềm tự hào về bản sắc của xứ Đoài. Từng nghi lễ, từng trò chơi dân gian, từng chi tiết trong không gian đình làng đều gắn liền với những giá trị tinh thần của người dân nơi đây qua bao thế hệ.

Chính vì thế, đình Tây Đằng đã trở thành một điểm đến không chỉ của người dân địa phương mà với những người muốn tìm hiểu về văn hóa lâu đời của vùng đất này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.

Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.

Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.

Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.

Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.