Tăng trưởng tín dụng mới đạt một nửa mục tiêu cả năm

Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế tính đến cuối tháng 10 mới đạt 7,1% so với cuối năm 2022. So với mức kế hoạch đặt ra vào đầu năm là 14%, thì tới thời điểm hiện tại, khi hơn 2/3 chặng đường đã qua, mức thực hiện chỉ đạt một nửa và có sự phân hóa mạnh giữa các ngân hàng.

VPBank dẫn đầu hệ thống ngân hàng khi dư nợ tín dụng của ngân hàng mẹ đến cuối quý 3/2023 tăng hơn 22% so với hồi đầu năm. MSB, MB cũng có mức tăng trưởng tín dụng cao, trên 16%. Techcombank, Vietbank, LPBank cũng có mức dư nợ tín dụng tăng trên 10%.

Còn xét về số dư tuyệt đối, BIDV hiện dẫn đầu với quy mô dư nợ đạt hơn 1,65 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm. Ở chiều ngược lại, Vietcombank có mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất toàn hệ thống khi dừng ở mức 3,9% so với hồi đầu năm.

Các ngân hàng khác có mức tăng trưởng tín dụng thấp như ABBank, Eximbank, Saigonbank, Bản Việt Bank.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nợ cũ cơ cấu còn chưa trả, kế hoạch kinh doanh mới khó chứng minh hiệu quả, đã khiến các ngân hàng phải rất thận trọng khi xét duyệt hồ sơ cho doanh nghiệp vay.

Bên cạnh đó, một số lượng không nhỏ doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay vốn khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng thừa vốn, không thể cho vay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi lãnh đạo Quốc hội nước này nâng trần nợ công trước giữa tháng 7/2025. Nếu không, Chính phủ liên bang có thể đạt đến giới hạn nợ hiện tại vào tháng 8/2025.

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.