Sửa xong cáp biển APG, Internet Việt Nam đi quốc tế bình thường trở lại

Đại diện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, các sự cố trên nhánh S9 và S1.7 của tuyến cáp quang biển Asia Pacific Gateway – APG đã được đối tác sửa xong vào khoảng 22h ngày 27/6/2020, sớm hơn so với kế hoạch trước đó.
Như vậy, với việc tuyến cáp quang biển APG được sửa chữa xong, hiện cả 3 tuyến cáp biển gặp sự cố trong thời gian cuối tháng 4/2020 đến đầu tháng 6/2020 gồm AAE-1, AAG và APG đều đã khôi phục 100% kênh truyền trên các tuyến. Như vậy, hiện kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế đã trở lại bình thường.
Trước đó, lần lượt vào các ngày 4/6/2020 và 7/6/2020, các sự cố trên hai tuyến cáp biển quốc tế AAE-1 và AAG đã được khắc phục xong, khôi phục hoàn toàn lưu lượng trên các tuyến cáp biển này.
Cùng với AAG, IA, AAE-1 và SMW3, cáp APG cũng là một trong năm tuyến cáp quang biển chiếm phần lớn dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.
Được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12/2016, APG có chiều dài khoảng 10.400 km được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, có khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp biển này có điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Cáp APG có sự tham gia đầu tư của các nhà mạng Việt Nam VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom và được đánh giá là tuyến cáp góp phần mang lại đường truyền ổn định với dung lượng lớn hơn cho người dùng Internet tại Việt Nam.
Trong lần gặp sự cố gần đây nhất, tuyến cáp biển APG bị đứt trên nhánh S1.9 hướng kết nối đi Singapore vào ngày 30/4/2020. Sau đó, vào sáng ngày 23/5/2020, APG lại gặp sự cố trên đoạn S1.7 hướng đi Hong Kong (Trung Quốc), gây mất toàn bộ dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến này. Để khôi phục toàn bộ kênh truyền trên tuyến cáp quang biển APG, các đối tác quốc tế phải khắc phục sự cố trên cả 2 nhánh cáp S9 và S1.7 của tuyến cáp.
Kế hoạch sửa chữa cáp APG đã được đối tác quốc tế thông báo tới các ISP tại Việt Nam vào ngày 3/6/2020. Theo đó, tuyến cáp này dự kiến bắt đầu được sửa từ ngày 6/6 và hoàn thành vào ngày 11/6/2020.
Tuy nhiên sau đó, lịch sửa chữa này đã bị lùi, do tàu sửa cáp đã vào vùng biển Singapore nhưng chưa tìm được điểm đứt và đối tác quốc tế phải xin giấy phép để vào vùng biển Malaysia tiếp tục tìm kiếm vị trí cáp lỗi.
Đến ngày 19/6/2020, các ISP tại Việt Nam tiếp tục được thông báo sự cố xảy ra các ngày 30/4/2020 và 23/5/2020 trên cáp APG bắt đầu được sửa từ ngày 29/6/2020. Song thực tế, đối tác quốc tế đã hoàn tất công tác sửa chữa vào tối ngày 27/6/2020, sớm hơn lịch dự kiến đã thông báo.


Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.
Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.
Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.
Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
0