Sony xin chính phủ Mỹ cấp phép kinh doanh với Huawei
Hiện tại, chưa có dấu hiệu nào cho thấy đơn xin cấp phép sẽ được thông qua. Theo Nikkei, Sony và Kioxia đã làm theo các công ty Hàn Quốc, Samsung và SK Hynix cũng đang nỗ lực xin chính quyền Mỹ cho phép bán hàng với Huawei. Công ty Trung Quốc là hãng smartphone nhất trong quý 2 cũng như dẫn đầu thị trường viễn thông toàn cầu, một khách hàng rất lớn.
Theo tờ báo Nhật, nếu đơn xin cấp phép bị từ chối, cả hai sẽ đối mặt với rủi ro sụt giảm thu nhập. Sony là công ty số 1 ở thị trường cảm biến hình ảnh CMOS, trong đó gồm cả phân khúc cảm biến di động. Ước tính, Huawei chiếm khoảng 20% trong tổng doanh thu 9,5 tỷ USD của kinh doanh cảm biến. Khách hàng lớn nhất còn lại của Sony là Apple.

Trong dự báo tài chính gần nhất, Sony đã đặt mức suy giảm 45% lợi nhuận hoạt động của mảng cảm biến. Chủ yếu do sự suy thoái của thị trường smartphone khi đại dịch bùng phát, tuy nhiên, giới phân tích lo ngại tình trạng Huawei bị Mỹ đàn áp có thể đẩy ảnh hưởng đi xa hơn. Cảm biến hình ảnh hiện đang là "gà đẻ trứng vàng" của Sony, bên cạnh trò chơi điện tử và âm nhạc.
Còn Kioxia, tiền thân là Toshiba Memory, cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi gián đoạn giao dịch với Huawei. Chip nhớ dành cho smartphone chiếm tới 40% trong doanh thu của công ty, và Huawei chiếm khoảng vài phần trăm tương ứng. Cũng vì căng thẳng Mỹ-Trung, công ty Nhật đã phải tạm hoãn niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Tokyo.
Nikkei cũng cho biết, các doanh nghiệp châu Á từ Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc đã cung ứng 26,4 tỷ USD giá trị hàng hóa cho công ty Trung Quốc đầu năm nay. Nếu Huawei tiếp tục bị Mỹ trừng phạt, cả chuỗi cung ứng này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.


Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.
Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.
Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.
Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
0