Sony cắt giảm hàng ngàn lao động, đẩy mạnh tự động hóa dây chuyền sản xuất TV
The Nikkei, tập đoàn Sony đặt mục tiêu đẩy mạnh tự động hóa tại cơ sở sản xuất TV ở Malaysia. Công ty đổi mới chiến lược để cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ đến từ Hàn Quốc và Trung Quốc, những công ty đã vượt qua Sony trên thị trường TV từ lâu.
Kế hoạch dự kiến sẽ giảm 70% chi phí sản xuất vào năm tài chính 2023.

Sony đã giới thiệu dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động đầu tiên tại cơ sở bên ngoài Kuala Lumpu, và sẽ tiếp tục bổ sung thêm. Công ty đang sử dụng các robot có sẵn được lập trình đặc biệt để điều khiển dây chuyền trong nhà xưởng. Theo Sony, tự động hóa hoàn toàn 100% rất khó do trong quy trình có những bộ phận mà robot không thể xử lí.
Công ty đang tái thiết hoạt động kinh doanh TV, từ thiết kế sản phẩm cho đến nhà máy sản xuất, nhằm bắt kịp đối thủ cạnh tranh như Samsung Electronics.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International của Anh, Sony đứng thứ 5 trên thị trường TV màn hình phẳng toàn cầu vào năm 2019, chiếm 5,4% thị phần. Họ bị bỏ khá xa bởi Samsung Electronics (18,7% thị phần) và LG Electronics (15,2% thị phần). Tuy nhiên, Sony lại có vị trí vững chắc ở phân khúc cao cấp.
Ngành công nghiệp điện tử đã được định hình lại nhờ sự phát triển của các nhà sản xuất theo hợp đồng ở Trung Quốc và Đài Loan. Mặc dù Sony đã thuê các công ty như vậy để sản xuất một phần sản phẩm, nhưng họ vẫn tiếp tục chiến lược tự chủ sản xuất các model cao cấp. Sony cho rằng có thể tạo ra các sản phẩm với công nghệ tiên tiến một cách nhanh chóng và không tốn kém nhiều chi phí.

Khi sáng kiến tự động hóa được tiến hành tại nhà máy Malaysia, Sony sẽ giảm dần lực lượng lao động lên tới hàng nghìn người. Hầu hết là hợp đồng có thời hạn và công ty sẽ ngừng gia hạn trong thời gian tới.
Hãng cũng đang lên kế hoạch cho việc tự động hóa sản xuất thiết bị âm thanh sau khi đóng cửa nhà máy sản xuất chính ở Penang, vào tháng 9. Một khi dây chuyền tự động hóa được vận hành tốt ở Malaysia, Sony sẽ xem xét mở rộng nó sang các nhà máy ở nơi khác.
Nhiều công ty Nhật Bản đang phải vật lộn với chi phí lao động tăng cao ở Đông Nam Á. Mức chi phí hàng năm cho mỗi người lao động, bao gồm cả phúc lợi và tiền thưởng, trong lĩnh vực sản xuất của Malaysia trung bình là 7.048 USD (theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản).
Mâu thuẫn kinh tế Trung-Mỹ và khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng tái tạo khiến nhiều công ty phải xem lại bài toán đặt cơ sở sản xuất ở đâu để có chi phí thấp nhất. Và tự động hóa góp phần làm cho các nhà sản xuất nhẹ bớt gánh lo.


Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban thành thông tin quy hoạch phân kênh tần số vô tuyến điện, tạo nền tảng cho hạ tầng truyền dẫn tốc độ siêu cao, góp phần phát triển 5G.
Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.
AI là một phần không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp, tuy nhiên cần phải đánh giá, nhận biết được rõ những ưu, khuyết điểm còn tồn tại của công nghệ AI để tận dụng “cơ hội vàng” mà AI đem lại.
Thông tin Việt Nam thí điểm có kiểm soát triển khai dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia thuộc lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là những chuyên gia thuộc lĩnh vực kỹ thuật truyền thông.
Tỷ phú Elon Musk thông báo một loại chip não mới mang tên Blindsight do Neuralink phát triển nhằm khôi phục thị lực cho người khiếm thị sẽ được sử dụng lần đầu tiên trong năm nay.
Ban Chỉ đạo của Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia ý kiến về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án liên quan đến phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
0