Sông Nhuệ chịu 'vấn nạn kép' ô nhiễm và bị lấn chiếm
“Từ năm 2005 đến 2015, nước Hà Nội thả ra đã bẩn, xong bắt đầu tất cả các làng đây chăn nuôi xả ra lại bẩn, cho nên ở đây nhá, lúc ấy muỗi còn chết cơ. Tôi sống ở đây mấy chục năm tôi biết, người dân ở đây chạy dần, tất cả trẻ con thôn Yên Hòa, thôn Tả Thanh Oai cứ cái gió nồm là phải đi ẩn. Ngày xưa làng tôi 1/3 người đi kiếm cá, nhưng mà bây giờ điểm đầu ngón tay còn mấy người, còn có ai nữa!", ông Trịnh Văn Ky cho biết.
Nước thải không qua xử lý từ các khu dân cư, nhà máy, các làng nghề vẫn hàng ngày đổ trực tiếp vào sông Nhuệ.
Rác tràn ngập cả trên bờ lẫn dưới nước. Ô nhiễm khiến cá tôm không thể sống nổi. Nguồn lợi thủy sản từ lâu đã không còn.

Bà Nguyễn Thị Bướm (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì) cảm thán: "ngày xưa chúng tôi còn ra đây tắm, còn mò cua bắt ốc, còn nuôi bao nhiêu người ở cái vệ sông khỏi chết đói, mà bây giờ ô nhiễm quá".
Bà Lưu Thị Toán kêu lên với phóng viên Đài Hà Nội: "ôi, nó quá ô nhiễm ấy cháu ạ. ô nhiễm, sợ lắm, năm 90 nhà cô về đây cô vẫn cứ múc nước cô ăn, bây giờ bẩn lắm, kinh khủng luôn".

Với chị Phạm Thị Hiên (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì) "ngửi nó cũng quen rồi, biết làm thế nào bây giờ", chịu đựng lâu ngày cũng dần thành quen.

Mong muốn của bà Nguyễn Thị Bướm (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì): "chúng tôi chỉ mong muốn làm sao là khơi thông dòng chảy này đi cho nó thoát đi, làm sao xử lý cho nước nó sạch để trả lại cái không khí cho người dân ở đây". Đó cũng là mong muốn của hàng nghìn hộ dân dọc lưu vực sông Nhuệ.

Ông Trịnh Văn Ky, (thôn Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì) than thở: "bây giờ dân không chuyển được đi đâu, sống từ cha ông đến bây giờ rồi chuyển vào đâu. Mong cho sông bớt ô nhiễm, dân đỡ ảnh hưởng sức khỏe, tôi nói ảnh hưởng sức khỏe là chính thôi".
Thành phố Hà Nội đang chỉ đạo triển khai Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc dẫn nước sông Hồng làm sạch sông Nhuệ. Nhưng đây mới chỉ là giải pháp khơi thông dòng chảy. Còn để khắc phục ô nhiễm, cần sớm ngăn chặn nguồn nước ô nhiễm và phế thải hàng ngày vẫn đổ vào sông Nhuệ.


Đến nay 100% các xã trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện xong việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và tên gọi các xã mới.
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tạm dừng thực hiện các dự án trụ sở chưa khởi công, đồng thời đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành thành quyết toán các dự án trụ sở đã hoàn thành hoặc đã bàn giao đưa vào sử dụng.
Ban quản trị, ban quản lý tòa nhà chung cư SDU (143 Trần Phú, Hà Đông, TP. Hà Nội) đã phối hợp với Công ty nước sạch Hà Đông để khắc phục sự cố nước bẩn, cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân trong quá trình triển khai cải tạo bể ngầm.
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
30 quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội đã trình phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã lên UBND thành phố. Dự kiến, Hà Nội sẽ còn 126 xã, phường so với 526 đơn vị hành chính cấp xã hiện tại.
Năm 2025, Hà Nội sẽ hoàn thành mạng lưới nước sạch đến tất cả các xã, phường, thị trấn.
0