Sôi động, tự hào 'Hành khúc học sinh Thủ đô'
Tham dự chương trình có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà; Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản.
Chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” lần đầu tiên được ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tổ chức thu hút gần 3.000 người, đại diện học sinh, giáo viên các trường học ở 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế, với sự tham gia của Đoàn nghi lễ Quân đội - Bộ Tổng Tham mưu, Đoàn nghi lễ Công an nhân dân, học sinh các dân tộc Việt Nam, học sinh các nước trên thế giới đang học tập tại Hà Nội, các nghệ sỹ, diễn viên của Thủ đô... Hoạt động cũng nhằm khơi dậy niềm tự hào, truyền cảm hứng, tạo động lực thể hiện lòng yêu nước, yêu Thủ đô cho các thế hệ học sinh Hà Nội; cổ vũ, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiếp tục nỗ lực phấn đấu, đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp giáo dục - đào tạo, xây dựng, phát triển Thủ đô, đất nước và hội nhập quốc tế.
Ông Jonathan Wallace BakerR, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam bày tỏ: "Tôi rất xúc động khi UBND thành phố Hà Nội quan tâm đến việc trở thành thành viên của Mạng lưới thành phố Học tập toàn cầu - một mạng lưới năng động, mang tính định hướng chính sách, được thành lập để cung cấp nguồn cảm hứng, bí quyết và các mô hình thực tiễn tốt nhất cho các thành phố học tập. Các hoạt động của Hà Nội hoàn toàn phù hợp với Khung toàn cầu về Trường học hạnh phúc của UNESCO và sự hợp tác của UNESCO với Việt Nam trong việc thúc đẩy giáo dục toàn diện, công bằng và chất lượng".
Những điệu kèn, điệu múa, nhịp trống cùng những lời ca, tiếng hát... của học sinh Thủ đô và các nghệ sĩ chuyên nghiệp đã mang đến chương trình những tiết mục hấp dẫn, được dàn dựng công phu với sắc màu đa dạng, có chất lượng nghệ thuật cao. Mỗi tiết mục biểu diễn đều gửi gắm tình yêu, lòng tự hào của người dân và học sinh Thủ đô về quê hương đất nước tươi đẹp.
Chương trình cũng là dịp để học sinh Hà Nội được giao lưu, học hỏi, giúp các em phát triển toàn diện khả năng, đồng thời khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ học sinh Thủ đô, đồng thời tôn vinh những nỗ lực, cống hiến của các thế hệ nhà giáo, học sinh trong 70 năm qua.
Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, THCS tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Xây dựng các chương trình đào tạo mới, đón đầu yêu cầu phát triển kinh tế xanh, kinh tế số và thích ứng biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Môi trường giao cho Trường Đại học Thủy Lợi.
Áp lực từ các kỳ thi chuyển cấp đối với học sinh, phụ huynh là có, nhưng cách đối diện và vượt qua áp lực hiện nay đã thay đổi.
Phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” là giải pháp của ngành Giáo dục Thủ đô nhằm khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường vùng ngoại thành và nội thành.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giao quyền chủ động cho ngành Giáo dục trong thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo nhằm giải quyết những bất cập trong sử dụng và quản lý đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.
Một dự án của học sinh Hà Nội sẽ tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2025, diễn ra tại Mỹ.
0