Sẽ xây mới chợ Khâm Thiên trong năm 2025

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố năm 2025. Theo kế hoạch này, chợ Khâm Thiên sẽ được đầu tư xây dựng lại.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã có quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Đống Đa đối với dự án xây dựng chợ Khâm Thiên.

Quyết định ban hành dựa trên Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 12/4/2024 của Hội đồng Nhân dân quận Đống Đa về việc phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công quận Đống Đa giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1968/QĐUBND ngày 17/6/2024 của UBND quận Đống Đa về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.

Cụ thể, dự án Xây dựng chợ Khâm Thiên có diện tích đất lập quy hoạch tổng mặt bằng là 792,2m2; diện tích đất xây dựng là 641,74m2 bao gồm: xây dựng mới khối nhà 2 tầng có diện tích 385,1m2; 155,25m2 đất cây xanh, sân vườn, đường nội bộ; 13m2 bố trí trạm biến áp. Tổng diện tích sàn xây dựng các công trình khoảng 670m2. Mật độ xây dựng là 60%.

Chợ Khâm Thiên cũ được xây dựng từ năm 1986, phục vụ nhu cầu dân sinh của nhân dân phường Khâm Thiên, Trung Phụng, Văn Chương và các vùng lân cận đến mua sắm hàng hóa với 69 hộ kinh doanh.

Cùng với chợ Khâm Thiên sẽ được xây mới, năm 2025, TP. Hà Nội dự kiến đầu tư xây chợ mới, xây dựng lại 33 chợ, trong đó, xây mới ở quận Bắc Từ Liêm 4 chợ; quận Hà Đông xây mới chợ La Cả; quận Tây Hồ xây mới chợ - TTTM Xuân La; huyện Thanh Trì 5 chợ; huyện Đan Phượng xây mới chợ Trung Châu; huyện Hoài Đức xây mới chợ dân sinh xã Minh Khai; huyện Phúc Thọ xây mới chợ Thanh Đa; huyện Phú Xuyên xây mới chợ Trung tâm xã; huyện Thạch Thất xây mới chợ Hòa Lạc; huyện Mê Linh 2 chợ; huyện Gia Lâm 2 chợ; huyện Đông Anh xây mới chợ Lắp Ghép; huyện Thường Tín xây mới 03 chợ và Thị xã Sơn Tây xây mới chợ Viên Sơn; huyện Quốc Oai xây dựng lại Chợ phủ và xây mới 7 chợ.

Đồng thời, đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ trên địa bàn Thành phố năm 2025. Cụ thể, các quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Đống Đa mỗi quận 1 chợ; các quận Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Long Biên mỗi quận 2 chợ; Quận Tây Hồ 3 chợ. Huyện Chương Mỹ 2 chợ; các huyện Thanh Trì, Sóc Sơn, Hoài Đức, Phú Xuyên, Ba Vì, Thị xã Sơn Tây mỗi huyện 2 chợ; các huyện Đan Phượng, Thạch Thất, Mê Linh, Đông Anh mỗi huyện 3 chợ; các huyện Quốc Oai, Mỹ Đức, Thanh Oai mỗi huyện 4 chợ; huyện Ứng Hòa và Thường Tín mỗi huyện 6 chợ; riêng huyện Phúc Thọ 8 chợ.

Việc xây mới, cải tạo, sửa chữa lại các chợ bảo đảm tiêu chuẩn chợ an toàn thực phẩm theo quy định, bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự.

UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều cửa hàng đang kinh doanh ở tòa nhà Hàm cá mập, quận Hoàn Kiếm chính thức dừng hoạt động vào ngày 21/4, bắt đầu dọn dẹp để bàn giao mặt bằng.

Hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội, sáng 21/4, Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố đã tổ chức quyên góp ủng hộ.

Công an phường Láng Thượng (Đống Đa, Hà Nội) đã xác minh và bắt giữ nam sinh đi xe máy tông tử vong nữ công nhân vệ sinh môi trường ở đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Tinh thần chung của người dân là đồng thuận, ủng hộ cao với các phương án sắp xếp, thể hiện niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và kỳ vọng một bước phát triển mới sau sáp nhập.

Tuyến đường Hoàng Sa - Trường Sa thuộc huyện Đông Anh được thiết kế đồng bộ và hiện đại. Đây là trục giao thông huyết mạch kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh phía Đông Bắc.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam vào sáng 21/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại TP. HCM.