Sắc lệnh hành pháp của ông Trump có gì khác biệt?
Các sắc lệnh hành pháp sẽ bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh biên giới, nhập cư, sản xuất năng lượng trong nước và lệnh ân xá của tổng thống.
Chúng ta cùng tìm hiểu các sắc lệnh của tổng thống Mỹ trong 236 năm qua và phân tích các chính sách mà ông Trump có thể thực hiện vào ngày đầu tiên nhậm chức.
Sắc lệnh hành pháp là gì?
Sắc lệnh hành pháp là chỉ thị chính thức do Tổng thống Mỹ ban hành để điều hành chính quyền liên bang, có hiệu lực pháp lý nhưng không cần sự chấp thuận của Quốc hội.

Các sắc lệnh hành pháp áp dụng cho các cơ quan và tổ chức liên bang, chẳng hạn như Bộ An ninh Nội địa, chịu trách nhiệm xây dựng bức tường biên giới Mỹ-Mexico. Các sắc lệnh hành pháp không thể được sử dụng để ban hành luật mới và có thể bị hủy bỏ nếu bị phát hiện là vi hiến, Quốc hội có thể hủy bỏ các sắc lệnh hành pháp thông qua luật pháp. Các sắc lệnh hành pháp thường được ban hành vào ngày đầu tiên nhậm chức của tổng thống mới và đặt ra quan điểm cũng như các ưu tiên cho chính phủ của họ.
Các sắc lệnh hành pháp trong lịch sử Mỹ
Các sắc lệnh hành pháp từ lâu đã là công cụ quan trọng để tổng thống Mỹ thay đổi chính sách mà không cần thông qua Quốc hội. Trong khoảng thời gian 236 năm, từ năm 1789 đến năm 2025 — 46 tổng thống Mỹ đã ban hành ít nhất 15.902 sắc lệnh hành pháp, trung bình 67 sắc lệnh mỗi năm.
Sắc lệnh hành pháp đầu tiên được ban hành vào năm 1789 bởi tổng thống đầu tiên, George Washington. Ở thời kỳ trước nội chiến từ 1789 đến1861, các lệnh của tổng thống rất hiếm, trung bình từ 0 - 4 lệnh mỗi nhiệm kỳ, phản ánh vai trò hạn chế của chính quyền liên bang. Số lượng các sắc lệnh hành pháp tăng lên trong thời kỳ Nội chiến và Tái thiết từ 1861-1877. Tổng thống Abraham Lincoln đã ban hành 48 sắc lệnh hành pháp trong Nội chiến và Tổng thống Ulysses S. Grant ban hành 217 sắc lệnh.
Số lượng các sắc lệnh hành pháp tăng đáng kể từ năm 1897 đến năm 1929, Tổng thống Theodore Roosevelt ban hành 1.081 sắc lệnh và Tổng thống Woodrow Wilson ban hành 1.803 sắc lệnh, đứng đầu trong Thế chiến thứ nhất.
Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ban hành kỷ lục 3.721 sắc lệnh hành pháp từ năm 1933 đến năm 1945, chủ yếu để ứng phó với những thách thức do cuộc Đại suy thoái và Thế chiến II gây ra. Nhiều sắc lệnh hành pháp này đóng vai trò trung tâm trong chính sách kinh tế mới của ông cũng như các biện pháp quốc phòng và huy động quân lực thời chiến.
Sau Thế chiến II, tổng thống ban hành ít sắc lệnh hành pháp hơn khi Quốc hội và tòa án mở rộng quyền kiểm soát quyền hành pháp.
Một số lệnh của tổng thống Mỹ có tác động lớn nhất:
Tuyên ngôn giải phóng nô lệ năm 1863 – Sắc lệnh của Lincoln bãi bỏ chế độ nô lệ và giải phóng nô lệ ở các tiểu bang Liên minh miền Nam.
Sắc lệnh hành pháp số 9066 năm 1942 – Lệnh của Franklin Roosevelt quy định “cấm di dời tất cả những người được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia khỏi Bờ Tây đến các trung tâm ‘tái định cư’ sâu hơn trong đất liền, đã dẫn đến việc giam giữ 120.000 người Mỹ gốc Nhật trong Thế chiến thứ hai.
Sắc lệnh hành pháp số 9981 năm 1948 – Sắc lệnh của Harry S. Truman nhằm chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo và quốc tịch trong quân đội Hoa Kỳ.
Sắc lệnh hành pháp số 10924 năm1961 được John F. Kennedy ban hành liên quan đến việc thành lập lực lượng Gìn giữ Hòa bình.
Chương trình Hoãn trục xuất đối với người nhập cư khi còn nhỏ (DACA) năm 2012 được Tổng thống Barack Obama đưa ra, cho phép một số người nhập cảnh vào Mỹ không có giấy tờ hợp pháp khi còn nhỏ sẽ được tạm hoãn trục xuất trong hai năm .

Sắc lệnh hành pháp số 13769 năm 2017, còn được gọi là lệnh cấm đi lại, được ông Trump ban hành nhằm hạn chế một số công dân nước ngoài nhập cảnh vào Mỹ. Nhiều người biết đến rộng rãi sắc lệnh này với tên gọi "lệnh cấm người Hồi giáo" vì nó chủ yếu ảnh hưởng đến các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi.
Tổng thống nào đã ban hành nhiều sắc lệnh hành pháp nhất?
Tổng thống thứ 32 của Mỹ Franklin D. Roosevelt đã ban hành nhiều sắc lệnh hành pháp nhất trong 12 năm làm tổng thống, từ năm 1933 đến 1945. Ông đã ban hành 3.721 lệnh, trung bình khoảng 308 lệnh mỗi năm.
Tiếp theo là Tổng thống Harry S. Truman ban hành 1.907 sắc lệnh sắc lệnh hành pháp, Woodrow Wilson 1.803 sắc lệnh, Calvin Coolidge 1.203 sắc lệnh, Theodore Roosevelt 1.081 sắc lệnh.
Các tổng thống gần đây, Barack Obama ban hành 276 sắc lệnh, Donald Trump 220 sắc lệnh trong nhiệm kỳ đầu tiên từ năm 2017 đến 2021 và Joe Biden 160 sắc lệnh.
Các sắc lệnh hành pháp sắp tới của ông Trump
Tổng thống Donal Trump dự kiến sẽ ký một loạt sắc lệnh hành pháp trong những ngày đầu nhậm chức.
Theo hãng thông tấn AP, hơn 100 sắc lệnh hành pháp mà ông Trump đề xuất bao gồm việc khởi xướng các cuộc trục xuất hàng loạt người nhập cư, hủy bỏ nhiều chính sách năng lượng của ông Biden và ân xá cho những người bị bắt vì tham gia vào cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 tại Điện Capitol, Mỹ.
Trục xuất hàng loạt người nhập cư
Ông Trump dự kiến sẽ khôi phục một số biện pháp tại biên giới Mỹ- Mexico đã đưa ra từ nhiệm kỳ đầu tiên của mình cũng như lệnh cấm du lịch gây tranh cãi đối với các quốc gia có đa số người Hồi giáo. "Ông trùm biên giới" của Tổng thống Trump là Tom Homan cho biết chính quyền Cộng hòa sắp tới sẽ phát động một chiến dịch lớn nhằm bắt giữ và trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ, bắt đầu từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump.
Sản xuất năng lượng trong nước
Ông Trump muốn đảo ngược một số chính sách về khí hậu do Tổng thống Biden đề xuất, bao gồm dỡ bỏ lệnh cấm khoan dầu và khí đốt ngoài khơi, hủy bỏ lệnh bắt buộc sử dụng xe điện và chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu khí đốt tự nhiên.

Sắc lệnh ân xá của Tổng thống
Với tư cách là Tổng thống, ôngTrump có quyền ân xá cho bất kỳ ai bị kết án tại tòa án liên bang. Ông gọi những người bị bắt trong cuộc bạo loạn ở Điện Capitol là "tù nhân chính trị" và "con tin" và hứa sẽ sớm ân xá họ sau khi ông nhậm chức.


Bộ trưởng Tư pháp Thái Lan cho biết đã bắt giữ 4 nghi phạm thuộc công ty xây dựng chịu trách nhiệm thi công tòa nhà chọc trời bị sập ở Bangkok trong trận động đất hôm 28/3.
Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
0