Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Sáng nay, 28/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV với 462/470 đại biểu tán thành, đạt 95,06%.

Với 462/470 đại biểu tán thành, đạt 95,06%, Quốc hội sáng nay (28/6) đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, đây là một đạo luật riêng quy định cho Thủ đô Hà Nội, vừa là Thủ đô hành chính, vừa là một đô thị đặc biệt của cả nước.

Dự thảo luật trình Quốc hội thông qua đã quy định các cơ chế riêng, ưu đãi đặc thù, đặc biệt vượt trội so với hệ thống pháp luật hiện hành; đồng thời cũng là các quy định giao trách nhiệm lớn cho Hà Nội trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Các cơ chế, chính sách riêng, đặc thù, nổi trội, ưu tiên và trách nhiệm kèm theo phù hợp với vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Thủ đô.

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều điều khoản quy định cụ thể, tạo ra nguồn lực, thẩm quyền để Thủ đô chủ động thực hiện các chức trách, nhiệm vụ được giao trong Hiến pháp.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều điều khoản quy định cụ thể, tạo ra nguồn lực, thẩm quyền để Thủ đô chủ động thực hiện các chức trách, nhiệm vụ được giao trong Hiến pháp. Đây là “cơ hội vàng” định vị lại không gian, mục tiêu, quan điểm phát triển, kiến tạo Thủ đô trong tương lai.

Bên cạnh đó, thành phố nỗ lực triển khai đồng bộ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 (vừa trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ Bảy, trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định).

“Đây là những quy định tạo triết lý, quan điểm, định hướng, không gian phát triển cho Thủ đô trong thời gian tới”, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Các đại biểu Quốc hội chúc mừng Luật Thủ đô được thông qua.

Để triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả, sau khi Luật được thông qua, Thành phố Hà Nội sẽ nhanh chóng triển khai, xác định các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức xây dựng văn bản quy định chi tiết, văn bản được giao theo thẩm quyền trước thời hạn Luật có hiệu lực, bảo đảm thực thi hiệu quả thẩm quyền được Quốc hội giao, xứng đáng với niềm tin và hy vọng của cả nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thường vụ Quốc hội đề nghị thể chế hóa quy định của Bộ Chính trị về việc không bầu chủ tịch, phó chủ tịch tỉnh mà chỉ định, bổ nhiệm sau khi sáp nhập đơn vị hành chính.

Ban Chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa có công văn hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi tiến hành cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và linh hoạt giải quyết các thách thức kinh tế.

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính giao Bộ Quốc phòng xây dựng Đề án diễu binh, diễu hành tại Quảng trường Ba Đình nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.

Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mới cũng như dự kiến tên gọi của các đơn vị hành chính mới. Hầu hết người dân rất phấn khởi, đồng thuận với phương án được đưa ra lấy ý kiến.

Không chỉ là một chương trình nghệ thuật, “Ký ức để lại” còn là lời tri ân sâu sắc đối với các thế hệ chiến sĩ Công an nhân dân đã hi sinh vì nền hòa bình của đất nước.