Qualcomm: Tình trạng thiếu hụt chip có thể kết thúc vào cuối năm 2021

(HanoiTV) - Ngành công nghệ đã và đang bị ảnh hưởng trầm trọng từ tình trạng thiếu hụt bán dẫn trong những tháng gần đây. Nguyên nhân là do nhu cầu đối với các sản phẩm khác nhau tăng đột biến vì hầu hết mọi người đều phải ở nhà, gây ra tình trạng thiếu hụt silicon. Giờ đây, Qualcomm đã chính thức lên tiếng xác nhận rằng smartphone cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt chip này.

Chủ tịch kiêm CEO sắp tới của Qualcomm, Cristiano Amon, cho biết tình trạng thiếu hụt bán dẫn "đang tác động đến mọi thứ, và dĩ nhiên cũng ảnh hưởng đến điện thoại". Ông cho biết, tính trạng thiếu hụt này có thể tiếp diễn đến cuối năm 2021.

Theo vị chủ tịch này, sự sụt giảm nhu cầu trong thời kỳ đại dịch sau đó tăng đột biến là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu hụt này.

Amon cũng tiết lộ rằng Qualcomm đang chịu khá nhiều áp lực từ các nhà sản xuất smartphone bởi những lệnh cấm từ Mỹ đối với Huawei đã khiến những đối thủ tranh nhau vùng lên. Đáng tiếc rằng chuỗi cung ứng chưa sẵn sàng cho việc gia tăng nhu cầu linh kiện này.

Amon không tiết lộ phân khúc smartphone nào đang bị ảnh hưởng nhiều nhất từ tình trạng thiếu hụt bán dẫn này. Tuy vậy, tình trạng này có thể đang tác động mạnh mẽ đến những chiếc điện thoại trang bị các bộ xử lý 5nm tiên tiến như Snapdragon 888.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
User
Ý KIẾN

Diễn đàn “Phát triển xung lực mới cho quốc gia” và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã diễn ra vào ngày 7/5, tại Hà Nội.

Sáng nay, người dùng khi truy cập vào trang web chính thức của Tiki khá bất ngờ khi bị chuyển hướng đến trang web có nội dung cá độ.

Doanh thu từ thị trường trò chơi di động sẽ cán mốc 712 triệu USD vào năm 2029, dự báo ngành công nghiệp trò chơi điện tử trên mạng tại Việt Nam giai đoạn 2025-2030 tăng trưởng mạnh mẽ.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang nổi lên như một “trợ lý vạn năng”, giúp doanh nghiệp không chỉ cắt giảm chi phí mà còn nâng tầm hiệu suất trong nhiều công đoạn.

Ứng dụng AI trong khu vực công giúp tiết kiệm nguồn lực, thời gian, tăng hiệu quả công việc cho cá nhân cán bộ, công chức và cơ quan.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã hiện diện trong các lĩnh vực với nhiều hình thức, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nếu biết nắm bắt và tận dụng, đây sẽ là công cụ hữu hiệu để tạo nên sự đột phá trong nhiều hoạt động.