Phi công Ukraine hoàn thành khóa huấn luyện F-16 ở Mỹ

Ukraine đã tiến một bước gần hơn tới việc triển khai máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất chống lại lực lượng Nga sau khi nhóm phi công đầu tiên của nước này hoàn thành chương trình huấn luyện kỹ năng điều khiển F-16 ở bang Arizona.
Theo tờ Politico, một số lượng phi công Ukraine không được tiết lộ đã hoàn thành khóa học tại Đội Vệ binh Quốc gia Không quân Arizona ở Tucson. Người phát ngôn nhánh không quân thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ Erin Hannigan cho biết, việc nhóm phi công Ukraine đầu tiên tốt nghiệp đánh dấu “bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc đưa các máy bay chiến đấu hiện đại do Mỹ sản xuất xuất hiện trên bầu trời Ukraine”.
Các phi công hiện đang tới châu Âu để được đào tạo bổ sung, Politico dẫn lời một nguồn tin cho biết thêm. Na Uy, Đan Mạch, Bỉ và Hà Lan đã cam kết cung cấp cho Kiev tổng cộng 60 chiếc F-16 để hỗ trợ nước này trong cuộc xung đột với Nga.
Phiên bản F-16A đầu tiên được đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ vào năm 1980. Một số quan chức Ukraine đã ca ngợi loại máy bay này như một sự thúc đẩy lớn tiềm năng cho khả năng quân sự của đất nước. Tuy nhiên, Politico đưa tin vào tháng trước rằng Nga đã chuẩn bị các biện pháp đối phó.
Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall hồi năm ngoái cảnh báo rằng F-16 sẽ không phải là “nhân tố thay đổi cuộc chơi đáng kể” trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất sẽ bắt đầu đến Ukraine trong những tháng tới, lô đầu tiên gồm 5 chiếc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban đầu từ chối cho phép chuyển giao F-16 cho Ukraine với lý do có khả năng gây ra xung đột rộng hơn với Nga. Ông đã nhượng bộ vào năm ngoái, đồng ý cho phép đào tạo phi công Ukraine và tài trợ máy bay phản lực cho các đồng minh châu Âu.
Moscow cảnh báo rằng các chuyến hàng vũ khí của phương Tây chỉ kéo dài chứ không thể ảnh hưởng đến kết quả cuộc xung đột. Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3 cho biết bất kỳ chiếc F-16 nào cung cấp cho Kiev sẽ bị lực lượng Moscow bắn hạ, đồng thời lưu ý rằng Moscow sẽ tính đến khả năng khả năng mang vũ khí hạt nhân của loại máy bay này.
“Tất nhiên, nếu chúng được sử dụng từ sân bay của các nước thứ ba, chúng sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của chúng tôi, bất kể chúng ở đâu”, ông Putin khẳng định.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
0