Phe đối lập Hàn Quốc từng nghĩ thiết quân luật là 'deepfake'
Chủ tịch Đảng Dân chủ Hàn Quốc kể lại trong lúc đang nghỉ ngơi sau giờ làm việc ở nhà vào đêm 3/12, vợ ông bất ngờ cho ông xem một video clip trên YouTube.
"Vợ tôi nói Tổng thống Yoon Suk Yeol đang tuyên bố thiết quân luật", ông Lee nói với đài CNN.
"Tôi trả lời rằng đó chỉ là một vụ lừa đảo deepfake. Phải là một vụ deepfake. Không thể nào là sự thực được", Chủ tịch Đảng đối lập trả lời vợ.
"Nhưng sau khi tôi xem video, Tổng thống xác thực là đang tuyên bố tình trạng thiết quân luật, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng đó chỉ là một vụ lừa đảo. Chỉ là bịa đặt thôi", theo ông Lee.

Ông Lee là đối thủ chính của ông Yoon trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2022 và bản thân ông đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý sau khi bị truy tố về các tội danh hình sự.
Trong vòng 1 giờ sau tuyên bố trên truyền hình của Tổng thống Yoon Suk Yeol, ông Lee nhanh chóng rời nhà và thẳng tiến tới tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Seoul. Đồng thời, ông gửi tin nhắn cho các thành viên của Đảng Dân chủ trên nhóm Telegram, thúc giục họ đến quốc hội càng nhanh càng tốt.
Mục đích của họ là phải làm sao lập tức thông qua nghị quyết để dỡ bỏ lệnh thiết quân luật vừa được ban hành.
Tuy nhiên, khi đến toà nhà Quốc hội, ông Lee chứng kiến các nghị sĩ Đảng ông bị chặn bên ngoài trong lúc các binh sĩ bắt đầu chặn lối vào tòa nhà chính, còn các trực thăng quân sự quần đảo trên không. Vì thế, ông quyết định vừa trèo tường vào tòa nhà Quốc hội, vừa dùng điện thoại livestream toàn bộ quá trình. Video clip ông chia sẻ hiện nhận được hàng chục triệu lượt xem trên mạng xã hội X.
Tổng cộng có 180 nghị sĩ, đa số đến từ phe đối lập nhưng cũng có nhiều nghị sĩ của Đảng cầm quyền là Quyền lực Nhân dân thành công đi vào quốc hội.
Các nghị sỹ Quốc hội đã thông qua kiến nghị buộc Tổng thống Yoon phải rút lại thiết quân luật vào rạng sáng ngày 5/12.
Tổng thống Yoon trong vòng 24 giờ qua chưa xuất hiện trước công chúng.
Ngày 5/12, Cảnh sát Hàn Quốc đã mở cuộc điều tra về cáo buộc Tổng thống Yoon Suk Yeol phạm tội phản quốc khi ban bố thiết quân luật hôm 3/12.
Theo hãng tin Yonhap, cuộc điều tra được giao cho nhóm điều tra an ninh thuộc Văn phòng Điều tra Quốc gia của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc sau khi có 2 đơn khiếu nại được đệ trình.

Một đơn khiếu nại do Đảng Tái thiết Hàn Quốc đệ trình, trong khi đơn còn lại do một nhóm gồm 59 nhà hoạt động đệ trình.
Các đơn kiện không chỉ cáo buộc Tổng thống Yoon Suk Yeol, mà còn cả cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong Hyun, Tham mưu trưởng Lục quân tướng Park An Su và Bộ trưởng Nội vụ Lee Sang Min về tội phản quốc và các cáo buộc liên quan khác về vai trò của họ trong việc ban hành và sau đó là dỡ bỏ thiết quân luật hôm 3/12.


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
0