Phát triển NƠXH cho thuê cần giải pháp đồng bộ
Dự án nhà ở xã hội trên địa bàn phường Phú Lãm, quận Hà Đông vừa được Sở xây dựng Hà Nội thông báo sẽ tiếp nhận hồ sơ mua sau 5 năm cho thuê. Đợt 1 sẽ có 408 căn hộ thuê chuyển bán với diện tích từ 48-69m². Giá bán (chưa bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% phí bảo trì) được công bố là hơn 13,6 triệu đồng/m². Đối tượng nộp hồ sơ là khách hàng đang thuê nhà ở xã hội tại dự án khu nhà ở xã hội Phú Lãm đã đủ thời hạn thuê 5 năm, theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Chính sách này đã và đang tạo điều kiện cho những lao động thu nhập thấp có cơ hội sở hữu chính căn hộ của mình sau 5 năm thuê. Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình tương tự, nhiều ý kiến cho rằng cần có những chính sách cụ thể hơn, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào phân khúc này.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch DTJ Group, cho biết: "Các doanh nghiệp khi thực hiện dự án nhà xã hội phải điểu tra, khảo sát về nhu cầu thực tế. Hiện nay, phân khúc này chưa hấp dẫn nhà đầu tư vì chính sách chưa có nhiều ưu đãi".
Luật Nhà ở 2023 với các quy định về nhà ở xã hội được đánh giá là “đầy đặn”. Theo các chuyên gia về phát triển đô thị, nhà ở, chính sách nhà ở xã hội hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển nhà ở xã hội cho thuê. Vì vậy, việc phát triển nhà ở xã hội cho thuê là cần thiết, đi kèm với đó là những chính sách ưu đãi đầu tư, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư. Trước mắt, có thể nghiên cứu chuyển đổi số nhà tái định cư để hoang sang làm nhà ở xã hội cho thuê, qua đó phục vụ nhu cầu của người dân.
Theo kiến trúc sư Trần Huy Ánh – Hội kiến trúc sư Hà Nội, phải coi chính sách thuê mua nhà ở xã hội là một sáng kiến và cần khai thác nó ở giá trị cao nhất. Điều này làm tài sản xã hội gia tăng và tạo sự công bằng trong tiếp cận các phúc lợi xã hội.
Trước đây, theo quy định, các dự án nhà ở xã hội phải dành 20% để cho thuê và sau 5 năm mới được bán. Do đó, Hà Nội có được một số lượng nhất định nhà ở xã hội cho thuê. Nhưng theo Luật Nhà ở 2023, quy định này không còn và quỹ nhà ở xã hội cho thuê sau 5 năm cũng đã được chủ đầu tư chuyển sang bán dần, khiến nhà ở xã hội cho thuê ngày càng ít.
Để phát triển được phân khúc nhà ở xã hội, thị trường cần nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tế. Trước hết, cần xác định tỷ lệ nhà ở xã hội được tính toán trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tiếp đó, cần điều tra, khảo sát về nhu cầu, thu nhập, khả năng chi trả thực tế của đối tượng, đáp ứng mục tiêu lâu dài của các đô thị cũng như các khu công nghiệp, bảo đảm tính ưu việt về chính sách của từng địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa đề nghị các tỉnh, thành phố đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai 2024 và đề xuất các vướng mắc để xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung.
Người dân ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội đã phản ánh về tình trạng lấn chiếm đất đai, vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp nhưng không được chính quyền cơ sở xử lý kịp thời.
4 tháng đầu năm nay, huyện Thanh Oai đã xử lý 175 trường hợp vi phạm đất đai; trong đó, đã xử lý dứt điểm 101 trường hợp, đang đôn đốc UBND các xã, thị trấn hoàn thiện hồ sơ, xử lý, cưỡng chế 74 trường hợp.
22 thửa đất tại 2 xã Hợp Tiến và Lê Thanh vừa được huyện Mỹ Đức đấu giá thành công với mức giá cao nhất 25,3 triệu đồng/m².
Quận Đống Đa đã công bố nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch chi tiết Cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Vĩnh Hồ và phụ cận, tỷ lệ 1/500 trên địa bàn hai phường Thịnh Quang và Trung Liệt vào hôm nay, 8/5.
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, dừng thi công nếu phát hiện các vi phạm về an toàn xây dựng trên công trường xây dựng.
0