Phát triển các không gian văn hóa sáng tạo tại bảo tàng
Bên cạnh đó, câu chuyện đổi mới phương thức truyền thông, tận dụng thế mạnh của các nền tảng mạng xã hội được Bảo tàng chú trọng. Trung bình mỗi tháng, Bảo tàng Hà Nội đón khoảng gần 12.000 lượt khách tham quan.
Ngoài ra, Bảo tàng Hà Nội cũng nỗ lực thực hiện vai trò Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo của thành phố Hà Nội; chú trọng công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Sân khấu kính tại khuôn viên Bảo tàng Hà Nội lung linh, rực rỡ với âm nhạc và ánh sáng. Sân khấu đặc biệt này sẽ được xây dựng thành một chương trình nghệ thuật mang thương hiệu văn hóa Hà Nội, thúc đẩy công nghiệp văn hóa Thủ đô phát triển.
Thời gian tới, Bảo tàng Hà Nội sẽ chung tay với đơn vị tổ chức nhằm khai thác không gian tại Bảo tàng, tổ chức đêm nhạc định kỳ hằng tháng. Bên cạnh xây dựng các đêm nhạc đỉnh cao, quy tụ các ngôi sao âm nhạc hàng đầu, đơn vị cũng tích cực mở các hoạt động sáng tạo cho giới trẻ. Bảo tàng Hà Nội sẽ hình thành không gian nghệ thuật, phát triển theo hướng sáng tạo.
Nằm trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội còn có một không gian đặc biệt. Đó chính là Trung tâm Điều phối các hoạt động sáng tạo của thành phố Hà Nội ra mắt từ cuối năm 2024. Nơi đây giúp cung cấp không gian để giới thiệu, quảng bá và kết nối một cách hiệu quả các sáng kiến vì sự phát triển của Hà Nội với cơ quan quản lý Nhà nước.
Trung tâm gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà, mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan. Việc cho ra đời trung tâm đã cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.
Bên cạnh những không gian sáng tạo, những trưng bày đặc sắc, Bảo tàng Hà Nội còn gây ấn tượng bởi kiến trúc “kim tự tháp ngược” độc đáo với diện tích khoảng 54.000 m². Thiết kế của Bảo tàng Hà Nội từng được Tạp chí Business đánh giá là một trong những bảo tàng có kiến trúc đẹp mắt sánh ngang những bảo tàng danh tiếng trên thế giới như Bảo tàng Hoàng cung Trung Quốc, Bảo tàng Louvre tại Pháp hay Bảo tàng lịch sử Moscow Nga.
Xu hướng phát triển chung của ngành bảo tàng đó là phải luôn đổi mới trưng bày và công tác nghiệp vụ thì mới đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, gắn bảo tàng với cộng đồng và Bảo tàng Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Đây là một nỗ lực của Bảo tàng Hà Nội để biến bảo tàng thành một không gian văn hóa nghệ thuật hấp dẫn, đặc biệt là với giới trẻ, xây dựng nơi đây thành một không gian sáng tạo của Thủ đô.


Khác với các kiểu cắm hoa rực rỡ phương Tây, nghệ thuật cắm hoa Ikebana của Nhật Bản lại hướng về sự tối giản.
Festival Phở 2025 đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long với chủ đề “Tinh hoa Phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số”, thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tới trải nghiệm.
Đại diện Cộng đồng Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức Chương trình biểu diễn thời trang “Áo dài Việt Nam - Di sản kết nối” từ ngày 18-20/4 tại Bắc Kinh, nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và “Năm Giao lưu Nhân văn Việt - Trung”.
Ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh đá tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào tối 19/4.
Đến thăm làng nghề gốm Bát Tràng, du khách được chứng kiến sự tài hoa của người thợ và tìm hiểu lịch sử của làng nghề truyền thống qua những di tích lịch sử, với nhiều họa tiết bằng chất liệu gốm sứ độc đáo.
Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề đặc biệt ý nghĩa: "Mỗi trang sách - Một niềm tự hào" vào sáng nay 19/4.
0