Phát hiện thuốc giả 'đội lốt' thuốc thật
Cụ thể, bốn loại thuốc được làm giả là: Clorocid và Tetracyclin làm giả sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm TW3, đều là dạng viên nén đóng gói lọ nhựa 400 viên; Pharcoter làm giả sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm TW1, đóng gói dạng lọ nhựa 400 viên nén; sản phẩm giả thuốc Neo-Codion do nhà sản xuất là Công ty Sophartex Pháp, dạng bào chế là viên nén bao đường, đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên.
Các loại sản phẩm còn lại là thuốc giả không nằm trong danh mục thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Đây hầu hết là các sản phẩm đông dược, có nhãn ghi mục đích sử dụng như thuốc chữa bệnh.
Thông tin từ Bộ Y tế cũng cho biết, hầu hết các sản phẩm thuốc được làm giả này có công dụng điều trị giảm đau cơ xương khớp. Trong đó từng có những sản phẩm thuốc giả được đơn vị này phát hiện có chứa thành phần thuốc giảm đau nhưng không được ghi trên nhãn.
Liên quan vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài không được kiểm soát, sẽ gây những hệ quả khó lường.
Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện E cho biết: "Hầu hết các thuốc chống viêm giảm đau thông thường hay cho corticoid – một loại giảm đau mạnh, trong đó mình không biết rõ được là loại gì, hàm lượng ra sao nên giai đoạn đầu người bệnh sử dụng sẽ cảm thấy rất thoải mái. Có thể uống xong, chỉ một lúc sau là thấy dễ chịu và những lần sau họ lại tiếp tục mua những thuốc ấy. Khi sử dụng lâu dài một thời gian, nó sẽ gây ra lệ thuộc vào thuốc cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị chống chỉ định với thành phần giảm đau từ corticoid thì sẽ làm cho việc phối hợp điều trị giữa các bệnh trên cùng một bệnh nhân trở nên phức tạp và khó khăn hơn nhiều".
Các bác sĩ cho biết, hiện các bệnh lý cơ xương khớp đang rất phổ biến và được nhiều người dân quan tâm. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều mặt hàng thuốc, thực phẩm chức năng ra đời để hỗ trợ và điều trị bệnh lý này. Từ đó, hàng giả, hàng nhái cũng phổ biến hơn.
Vì vậy người dân khi có bệnh nên đi khám để được tư vấn, điều trị đúng, không tự ý mua các loại thuốc giảm đau bên ngoài về dùng để rồi lợi bất cập hại.


Cục Quản lý Dược cho biết, trong số 21 sản phẩm thuốc giả bị Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ có 4 loại được xác định là giả mạo thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên toàn quốc rà soát việc nhân viên y tế tư vấn, giới thiệu, bán sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả), thực phẩm chức năng… cho người bệnh.
Cả nước đã ghi nhận 76.312 trường hợp nghi mắc sởi tính từ đầu năm 2025 đến nay, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính, theo thông tin từ Bộ Y tế.
Bộ Y tế đã có công văn ngày 20/4 yêu cầu các cơ sở y tế kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh; rà soát tình trạng kê đơn, tư vấn sử dụng sữa, sản phẩm dinh dưỡng và thuốc trong danh mục vừa bị cơ quan điều tra công bố.
Cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi mắc và 2 ca tử vong do sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca mắc cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay là 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có hơn 8.600 ca dương tính.
Niềm tin "Uống sữa là tốt" nhưng, tốt đến đâu, tốt cho ai và nên uống loại nào thì không phải ai cũng rõ. Trong thị trường với hàng trăm loại sữa, người tiêu dùng thường mua sữa không phải vì biết mình cần gì, mà đơn giản chỉ vì… người khác bảo tốt.
0