Pháp cân nhắc tăng thuế đối với các tập đoàn lớn
Theo tờ Le Monde , chính phủ mới của Pháp đang cân nhắc tăng thuế với các doanh nghiệp lớn khi tìm cách lấp lỗ hổng trong tài chính công.

Tờ báo cũng cho biết, theo trích dẫn các đề xuất đang được Thủ tướng Michel Barnier đánh giá, ngân sách năm 2025 có thể bao gồm việc tăng 8,5% thuế doanh nghiệp đối với các công ty có doanh thu hàng năm trên 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD). Điều này được gọi là “đóng góp đặc biệt” vào lợi nhuận của các công ty lớn và chỉ mang tính tạm thời, có thể mang lại 8 tỷ euro trong năm tới.
Ngoài ra, một trong những biện pháp khác có thể là đánh thuế đối với những hoạt động mua lại cổ phiếu, một hình thức mà các công ty mua lại cổ phiếu của chính mình để giảm số lượng trên thị trường và sau đó tăng giá trị của những cổ phiếu đó.
Le Monde ghi nhận rằng mức thuế mới có thể mang lại tầm 200 triệu euro. Công ty dịch vụ tài chính BNP Paribas, tập đoàn hàng xa xỉ LVMH và công ty năng lượng TotalEnergies có thể sẽ là mục tiêu của mức thuế này.
Văn phòng của Thủ tướng Barnier từ chối bình luận trước bài phát biểu chính sách của Thủ tướng tại Quốc hội vào ngày 1/10, Reuters cho biết.
Nợ công của Pháp đã đạt mức 3,228 nghìn tỉ euro vào cuối tháng 6, theo báo cáo của Le Monde vào ngày 28/9, dẫn số liệu mới nhất từ Viện thống kê quốc gia và nghiên cứu kinh tế của Pháp. Con số này tương đương với 112% GDP của Pháp, vượt xa ngưỡng 60% theo quy định EU đưa ra. Chỉ có Hy Lạp va Italy hơn Pháp về tổng nợ của chính phủ trong số các nước thành viên EU.
Chính phủ của ông Barnier cũng đang đứng trước áp lực cắt giảm thâm hụt ngân sách của Pháp, mà theo các quan chức có thể tăng từ 5,5% GDP năm 2023 lên hơn 6% trong năm nay. Ủy ban Châu Âu đã quy trách nhiệm cho sự thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của Pháp là do nguồn thu thuế giảm sút trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế yếu kém và lạm phát suy giảm.
Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 của EU sau Đức, có mức tăng truởng GDP 0,87% vào năm 2023. Ủy ban Châu Âu dự báo hoạt động kinh tế của Pháp sẽ tiếp tục ảm đạm trong năm 2024, với dự báo tăng trưởng hàng năm là 0,7%.


Israel đang xem xét khả năng tiến hành một “cuộc tấn công có giới hạn” nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Iran, bất chấp việc Washington từ chối ủng hộ hành động quân sự này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang kỳ vọng có thể thiết lập một lệnh ngừng bắn toàn diện và đầy đủ giữa Nga và Ukraine ngay trong tuần tới.
Mỹ và Iran vừa kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ hai tại Rome, Italy với một số tín hiệu tích cực, đồng thời xác nhận đã đạt được một số tiến triển và nhất trí nối lại đàm phán tại Oman vào ngày 26/4 tới.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba khẳng định Tokyo sẽ không thảo luận vấn đề an ninh trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ, đồng thời nhấn mạnh hai vấn đề này cần được giải quyết một cách độc lập.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, lệnh ngừng bắn kéo dài 30 giờ nhân dịp lễ Phục sinh của Nga có thể là bước đi chiến lược nhằm mở đường cho các kênh đối thoại hậu trường.
Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình trong ngày 19/4 tại thành phố New York và nhiều nơi trên khắp nước Mỹ, nhằm phản đối chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
0