Ông Trump tiết lộ bức thư 'hòa bình' của ông Zelensky
"Sáng nay, tôi đã nhận được một lá thư quan trọng từ Tổng thống Zelensky của Ukraine. Lá thư có nội dung, 'Ukraine sẵn sàng quay lại bàn đàm phán càng sớm càng tốt để mang lại hòa bình lâu dài. Không ai muốn hòa bình hơn người Ukraine'", ông Trump phát biểu trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ tối 4/3 (theo giờ Mỹ).
Tổng thống Ukraine cũng nhắc lại trong lá thư rằng Kiev sẽ ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ "vào bất kỳ thời điểm nào thuận tiện cho các bạn".

Tổng thống Donald Trump cho biết ông "đánh giá cao" lá thư này và cũng đang nhận được tín hiệu từ Nga rằng họ đã sẵn sàng cho hòa bình.
Bức thư dường như là một diễn biến tích cực trong quan hệ Mỹ - Ukraine sau vụ “tranh cãi căng thẳng” diễn ra hôm 28/2 khiến ông Trump và ông Zelensky bất đồng quan điểm và kết thúc bằng việc tổng thống Ukraine rời đi mà không có thỏa thuận nào được ký kết — và sau khi ông Trump đã ra lệnh tạm dừng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine.
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance cũng kêu gọi ông Zelensky chấp nhận thỏa thuận trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm thứ hai ngày 3/3.
Ông Vance nói: “Nếu bạn muốn có an ninh thực sự, nếu bạn muốn thực sự đảm bảo rằng ông Putin không xâm chiếm Ukraine nữa, thì biện pháp an ninh tốt nhất là trao cho người Mỹ nhiều lợi ích trong tương lai của Ukraine”.

Ukraine đã dựa vào viện trợ quân sự của Mỹ và châu Âu để chống lại kẻ thù lớn hơn, được trang bị tốt hơn trong cuộc chiến kéo dài ba năm khiến hàng trăm nghìn binh sĩ thiệt mạng và bị thương ở cả hai bên và san bằng một số thành phố của Ukraine.
Các chuyên gia quân sự cho rằng có thể phải mất một thời gian mới thấy được tác động của việc cắt viện trợ của Mỹ. Khi các nghị sĩ Đảng Cộng hòa trì hoãn viện trợ của Mỹ trong nhiều tháng vào năm ngoái, tác động ban đầu đáng chú ý nhất là thiếu hệ thống phòng không để bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái của Nga, mặc dù lực lượng Ukraine sau đó phàn nàn về việc thiếu đạn dược tiền tuyến.
Michael Kofman, thành viên cấp cao tại Carnegie Endowment, cho biết việc Mỹ cắt giảm "khá đáng kể nhưng không có tác động lớn như trước đây trong cuộc chiến vì Ukraine hiện ít phụ thuộc hơn nhiều vào viện trợ quân sự trực tiếp của Mỹ".
Việc tạm dừng viện trợ cũng gây thêm áp lực cho các đồng minh châu Âu. Kể từ khi cuộc “tranh cãi” nổ ra ở văn phòng Nhà Trắng, các đồng minh châu Âu đã bày tỏ ủng hộ ông Zelensky, dẫn đầu là Anh và Pháp, các nhà lãnh đạo đã đến thăm Nhà Trắng vào tuần trước.
Các nước châu Âu hiện đang chạy đua để tăng chi tiêu quân sự của mình, với việc Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm thứ ba tiết lộ các đề xuất nhằm tăng chi tiêu quốc phòng của EU, mà bà cho rằng có thể huy động tới 800 tỷ euro (840 tỷ USD). EU cũng sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp vào thứ năm ngày 6/3 tuần này để thảo luận về gói quốc phòng.
Phóng viên James Bays của Al Jazeera đưa tin từ London rằng ngay cả khi châu Âu đồng ý, vẫn chưa rõ liệu họ có thể thay thế tất cả các thiết bị mà Mỹ từng cung cấp hay không, bao gồm hệ thống phòng không Predator và đạn dược.
Ông nói: “Ukraine đã đạt được tiến bộ to lớn với lực lượng máy bay không người lái của mình, nhưng họ vẫn dựa vào Starlink, công ty kinh doanh vệ tinh thương mại do đồng minh của ôngTrump là Elon Musk điều hành.
Ông nói thêm: “Nếu các hoạt động vệ tinh ngừng cung cấp Internet thì đó sẽ là một vấn đề nghiêm trọng”.

Mặt khác, Điện Kremlin cho rằng việc cắt viện trợ quân sự cho Ukraine là bước đi tốt nhất hướng tới hòa bình, mặc dù vẫn đang chờ xác nhận về hành động của ông Trump.
Các chuyên gia quân sự cho biết, Nga cũng có thể tìm cách khai thác sự gián đoạn nguồn cung để mở rộng lãnh thổ và củng cố vị thế của mình trong các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.
Hãng thông tấn nhà nước Nga dẫn lời tướng về hưu Andrei Kartapolov, chủ tịch ủy ban quốc phòng Duma Quốc gia Nga, nói rằng Ukraine sẽ cạn kiệt kho đạn dược hiện tại trong vòng vài tháng tới.


Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
Quân đội Nga vừa hạ thêm ba bệ phóng MLRS M142 HIMARS được trang bị tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp cho Ukraine bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M.
Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết việc nước này chậm chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine trong giai đoạn năm 2022 - 2023 không phải do lo ngại xung đột leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn cầu, mà là vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng loại khí tài này trong kho vũ khí của Mỹ.
0