Ông Trump đánh đổi viện trợ của Mỹ lấy đất hiếm Ukraine

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa gây ngỡ ngàng với tiết lộ muốn Ukraine dùng đất hiếm để đổi lấy viện trợ của Mỹ.

EU, NATO và Ukraine hiện đang ở trong tâm trạng vừa nhẹ nhõm vừa quan ngại. Nhẹ nhõm khi ông Trump vẫn chủ đích tiếp tục viện trợ cho Ukraine và quan ngại khi nhà lãnh đạo này hàm ý không tiếp tục "cho không, biếu không" tiền bạc và vũ khí của Mỹ như người tiền nhiệm. Một khi ông Trump đã chuyển sang buộc Ukraine trả giá cho sự hậu thuẫn của Mỹ thì cái giá này chỉ có thể đắt thêm, nhất là khi tình thế trên chiến trường ngày càng bất lợi cho Ukraine.

Chính Tổng thống Ukraine Volodymir Selenskij đã mời chào Mỹ nhằm vào tài nguyên khoáng sản của Ukraine. Trong "Kế hoạch chiến thắng" đưa ra hồi năm 2024, ông Selenskij quả quyết Ukraine có "tiềm năng kinh tế chiến lược" to lớn mà Mỹ có thể tham gia cùng khai thác và tận lợi, sau khi giúp Ukraine đánh bại Nga.

Hiện tại, ông Trump nhắm vào đúng đối tượng và đẩy ông Selenskij vào tình thế "không chấp nhận đề xuất của ông Trump không được". Chính ông Selenskij đã từng nhiều lần ngậm ngùi xác nhận, nếu không được Mỹ tiếp tục và tăng cường hậu thuẫn thì Ukraine không thể tránh khỏi bị thua Nga trong cuộc chiến tranh liên tục bốn năm qua. Nói cách khác, ông Selenskij phải hiểu đề xuất trên của ông Trump là ẩn ý, cho rằng Mỹ phải thu về được gì đó trong dạng "tiền tươi thóc thật" từ hàng chục tỷ USD viện trợ cho Ukraine.

Ông Trump nhắm vào Ukraine nhưng thực chất đã làm phép thử về mức độ sẵn sàng trả giá cho Mỹ của phía Ukraine, phát đi thông điệp rằng, Mỹ chỉ tiếp tục viện trợ cho Ukraine khi những điều kiện của Mỹ được đáp ứng. Trong đó, dùng đất hiếm để đánh đổi chỉ là điều kiện nhỏ, Ukraine chịu nhượng bộ để ông Trump thoả thuận được với Tổng thống Nga Vladimir Putin về giải pháp chính trị giúp chấm dứt cuộc chiến tranh mới là chuyện chính và lớn.

Ukraine mồi chài như vậy, bởi suy tính tạo lợi ích kinh tế thiết thực cho Mỹ ở Ukraine để Mỹ quyết tâm giúp Ukraine thắng Nga, qua đó tận lợi từ tiềm năng kinh tế chiến lược của Ukraine. Một khi Mỹ đã đổ đầu tư vào Ukraine, giới kinh tế Mỹ hiện diện và kinh doanh ở Ukraine, thì đó là một sự đảm bảo chắc chắn cho an ninh của Ukraine trước các mối đe doạ an ninh từ Nga trong tương lai.

Ukraine giàu tài nguyên thiên nhiên, trong đó có nhiều nguồn đất hiếm. Ông Trump muốn Mỹ không còn lệ thuộc vào cung ứng đất hiếm từ Trung Quốc, do đó Ukraine là nguồn cung ứng thay thế cực kỳ hấp dẫn. Tuy nhiên, phần lớn các mỏ khai thác và nguồn trữ liệu đất hiếm ở Ukraine hiện ở vũng lãnh thổ mà Nga đã đánh chiếm được và kiểm soát. Ông Trump muốn sử dụng chúng thì trước hết phải đàm phán với Nga và chấm dứt cuộc chiến tranh.

Nga chắc chắn được lợi nhiều nhất, trong khi giữa ông Trump và ông Selenskij chưa biết "ai mồi nhử ai" và "ai mắc mồi ai".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.

Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.

Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.

Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.

Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.