'Nút bấm tự huỷ' của F-35 khiến châu Âu dè chừng
Sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương giữa các đồng minh NATO đã phần nào bị phá vỡ sau các chính sách khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong bối cảnh châu Âu ngày càng tỏ ra hoài nghi, Pháp đang kêu gọi các đối tác của mình sử dụng máy bay chiến đấu Rafale và hệ thống phòng không SAMP/T để thay thế máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và hệ thống phòng không Patriot của Mỹ.
Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, “nút bấm tự hủy” là có thật. Nó cho phép Mỹ tắt toàn bộ thiết bị điện tử trên máy bay chiến đấu F-35, khiến chúng không thể bay được hoặc nó có thể hiểu với nghĩa bóng là Washington có thể áp đặt lệnh cấm cung cấp phụ tùng, ngừng bảo dưỡng, nâng cấp các phi đội F-35 của châu Âu.
Trong bối cảnh Canada đang xem xét lại việc mua F-35 và Bồ Đào Nha nêu lên mối lo ngại về việc Mỹ kiểm soát hoặc vô hiệu hóa các máy bay chiến đấu trong các cuộc xung đột, Văn phòng Chương trình chung của Lầu Năm Góc đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ, khẳng định rằng “không có nút bấm tự hủy nào cả”.
Nhà sản xuất máy bay Thụy Điển SAAB đã giới thiệu tiêm kích Gripen như một sự thay thế cho F-35, nhưng việc loại máy bay chiến đấu này sử dụng động cơ của Mỹ khiến nó phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của Washington.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang thúc giục các đối tác châu Âu sử dụng máy bay Rafale do Pháp sản xuất và hệ thống phòng không SAMP/T của Pháp-Italy. Ông Macron đưa ra lời kêu gọi trên khi đến thăm Căn cứ Không quân Luxeuil gần biên giới Đức, trong đó ông đã phác thảo kế hoạch của Pháp về việc triển khai máy bay chiến đấu Rafale F5 được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh ASN4G tại đây. Theo Tổng thống Pháp, các thành viên NATO ở châu Âu đã trở nên quá phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ.

Theo kế hoạch, căn cứ Không quân Luxeuil sẽ là nơi đóng quân của hai phi đội máy bay chiến đấu Rafale F5, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2035. Phi đội đầu tiên của phiên bản Rafale mới nhất dự kiến sẽ có mặt tại đây vào năm 2032.
Trong số ba máy bay chiến đấu của châu Âu gồm Typhoon Eurofighter, JAS-39 Gripen và Rafale, máy bay chiến đấu của Pháp có ít thành phần từ Mỹ nhất.
Nhà sản xuất Dassault đã công bố tiêu chuẩn F5 của máy bay Rafale vào tháng 10/2024. Tiêu chuẩn F4 của máy bay đã kết hợp các cải tiến về khả năng kết nối và xử lý dữ liệu. Tiêu chuẩn F5 sẽ nâng cao hơn nữa khả năng chiến đấu của dòng tiêm kích này, với một radar mới, một hệ thống tác chiến điện tử, các cảm biến quang điện tử và tích hợp tên lửa hạt nhân siêu thanh ASN4G và vũ khí bão hòa. Nó cũng sẽ có khả năng tích hợp nâng cao với các hệ thống khác, cả trên mặt đất và trên không. Rafale F5 sẽ được trang bị một hệ thống máy bay không người lái Loyal Wingman để giúp xuyên thủng hàng phòng thủ của đối phương.
Trong khi đó, AMP/T là hệ thống phòng không cấp chiến trường được thiết kế để phòng thủ điểm chống lại các mối đe dọa trên không hiện tại và tương lai. Đây là một trong số ít hệ thống của châu Âu có thể chống lại tên lửa đạn đạo. SAMP/T được phát triển và thiết kế bởi Eurosam, một liên doanh giữa gã khổng lồ phát triển và sản xuất tên lửa đa quốc gia châu Âu MBDA và nhà thầu quốc phòng Thales có trụ sở tại Belfast (Bắc Ireland).


Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết đã chỉ thị quân đội gia tăng sức ép lên Hamas, sau khi lực lượng này từ chối đề xuất ngừng bắn tạm thời của Israel và yêu cầu một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh để đổi lấy con tin.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/4 thông báo, Moscow và Kiev đã tiến hành một cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn, trong đó mỗi bên trao trả 246 người bị bắt giữ.
Đáp lại đề xuất ngừng bắn của phía Nga, Tổng thống Ukraine Zelensky tỏ ý sẵn sàng gia hạn lệnh ngừng bắn sau thời hạn này.
Từ một người làm nông tay ngang, chị Sophy Musabeni đã trở thành một trong những nữ nông dân tiêu biểu của đất nước, nổi bật với mô hình sản xuất rau củ đạt nhiều giải thưởng uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp.
Giải chạy bán marathon lần đầu tiên giữa robot và con người đã được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 19/4.
Nằm trong chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc các đối tác thương mại của Mỹ chịu thuế đối ứng cao hơn mức cơ sở 10%. Cùng với nhiều quốc gia khác, hai quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á này đang xem xét các biện pháp phù hợp để ứng phó với các đòn thuế quan của ông Trump.
0